05 tháng 10 2013

Trao tặng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Theo VOV, chiều 27-10, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức trọng thể lễ trao tặng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Thay mặt Đảng, nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng huy hiệu và bằng chứng nhận 70 năm tuổi Đảng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ảnh VOV).

GS.TS Võ Hồng Anh, con gái tướng Giáp qua đời

Giáo sư - Tiến sĩ Võ Hồng Anh, con gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời vào 16 giờ ngày 18/7/2009.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và con gái Hồng Anh. (Ảnh: Trọng Thanh)

Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức như thế nào?

Theo quy định, Lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ do Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức. Đó sẽ là Quốc tang đối với những người có quá trình đóng góp và công lao to lớn, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Theo Điều 5 Nghị định 105/2012, cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:

a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 
Quoc tang Vo Nguyen Giap

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Những kỷ vật thời chiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Những kỷ vật gắn với Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua các cuộc chiến tranh vẫn được lưu giữ như những bằng chứng sống động về những tháng ngày đầy gian khổ nhưng rất đỗi vẻ vang trong sự nghiệp quân sự của ông.

Chiếc áo khoác này là một chiến lợi phẩm thu được của địch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sử dụng và sai đó trao lại cho một đội viên đội Tuyên truyền Việt Nam giải phóng quân.
Chiếc áo khoác này là một chiến lợi phẩm thu được của địch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sử dụng và sai đó trao lại cho một đội viên đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

Võ Nguyên Giáp 

Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời lúc 18h chiều nay tại Viện quân y 108 khi ông vừa qua tuổi 103.
Đại tướng qua đời vào 18h9 phút chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị từ năm 2009. Mới cách đây hơn một tháng, Đại tướng bước qua tuổi 103.
Di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua lời kể người trợ lý

Được coi là một trong những danh tướng hàng đầu thế giới nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn là người rất dung dị, đời thường. Trên chiến trận, Đại tướng là người hiên ngang, hùng dũng, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, Đại tướng vẫn là một “anh Văn” hết sức từ tốn, giản dị, một người chồng rất mực thương vợ, yêu con. 
Suốt hơn 40 năm làm việc cận kề Đại tướng, Đại tá Nguyễn Huyên – là người hơn ai hết hiểu rất rõ con người của Tướng Giáp. Trợ lý thân cận của ông chưa bao giờ thấy Đại tướng cáu bẳn hay to tiếng với vợ con. Mỗi lần có chuyện gì không hài lòng, Đại tướng thường rất nhỏ nhẹ nhắc nhở. Theo Đại tá Nguyễn Huyên, Đại tướng cũng là người hết mực yêu thương vợ con. Tuy một tay vợ Đại tướng chăm sóc các con nhưng cụ vẫn là người luôn định hướng, nhắc nhở các con.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua lời kể người trợ lý suốt đờiĐại tá Nguyễn Huyên (bên trái) - Trợ lý suốt đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Nguồn: Internet)

Quốc tang được tổ chức như thế nào?

Lễ Quốc tang được tổ chức đối với các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đang hoặc đã thôi giữ các chức vụ: Tổng Bí thư  Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ. Đối với cán bộ cấp cao có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế khi từ trần do Bộ Chính trị quyết định.
Theo nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 quy định về việc thực hiện Quốc tang của Nước Việt Nam như sau:
Cờ rủ, có dải băng tang được treo trong ngày Quốc tang.

Chân dung người phụ nữ luôn "theo sát" Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp ai trong mỗi chúng ta cũng đều biết và tự hào về người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhưng ít ai biết rằng đằng sau những chiến thắng vang dội của Đại tướng có sự đóng góp không nhỏ của người phụ nữ tảo tần hết mực chiều chồng, yêu con.

Bức chân dung Đại tướng trên khắp thế giới

Võ Nguyên Giáp không chỉ là ngọn đuốc oai hùng soi sáng đất nước và con người Việt Nam, mà còn là một huyền thoại lớn của cả nhân loại. 
Dù trên chiến trường hay trước ống kính của giới truyền thông quốc tế, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn thể hiện được tư thế của một nhà cầm quân kiệt xuất.
Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi ông đang thể hiện niềm tin chiến thắng. Bức ảnh do phóng viên ảnh Bettman chụp ở Hà Nội ngày 29/5/1969.

Tuổi 20 và 'Mối tình đầu' của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tuổi 20, ông Võ Nguyên Giáp lần đầu tiên gặp Nguyễn Thị Quang Thái (em gái ruột của nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai) trong chuyến tàu Vinh-Huế, gặp lại trong tù khi hoạt động cách mạng, rồi gặp lại tại Vinh để sau đó trở thành người yêu, người vợ.

Ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm chiến trường Điện Biên Phủ

Những hình ảnh về chuyến đi đặc biệt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2004 về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ nhân kỷ niệm 59 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chùm ảnh: Cuộc đời và sự nghiệp Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Khoảng 18 giờ ngày 4-10, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần tại Viện quân y 108, thọ 103 tuổi. Sự ra đi của Đại tướng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho hàng triệu triệu người dân Việt Nam.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến quý độc giả chùm ảnh "Cuộc đời và sự nghiệp Đại tướng Võ Nguyên Giáp".

Bác Hồ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 110 phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp. Đến ngày 28-5-1948, tại buổi lễ phong quân hàm cho vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội ta, Hồ Chủ tịch long trọng tuyên bố: “Nhân danh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trao cho chú chức vụ Đại tướng, để chú điều khiển binh sỹ, làm trọn sứ mệnh mà quốc dân phó thác”.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25-8-1911, tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thân sinh là cụ Võ Nguyên Thân - một nhà nho yêu nước và giàu chí khí. Cụ bị Pháp bắt ở Huế (khoảng 1946-1947). Chúng đánh cụ rất dã man và mắng: “Không biết dạy con, để con chống lại quân đội Pháp”. Cụ Thân cười bảo: “Tôi đẻ con ra, chưa kịp dạy thì nó đã bỏ nhà đi làm cách mạng. Chừ tôi muốn dạy con thì còn mô mà dạy? Vậy tôi nhờ quân đội Pháp hùng mạnh đi bắt giúp con tôi về đây để tôi dạy thử, coi con tôi có chịu nghe không”. Chúng lại càng điên cuồng tra tấn nhưng vẫn không moi được một lời khai nào, sau đó chúng đã thủ tiêu cụ.

Bác Hồ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1962

Ba quyết định để đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chiến dịch Biên Giới  (1950), Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) là ba trận đánh lịch sử của dân tộc Việt Nam và là kết quả thực hiện ba quyết định để đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 
Hủy Cao Bằng, chọn Đông Khê để “đánh điểm, diệt viện”
Quyết định lịch sử đầu tiên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bỏ Cao Bằng, chọn Đông Khê để “đánh điểm, diệt viện” trong chiến dịch Biên Giới (1950). Năm đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam chuẩn bị một chiến dịch đánh vào chuối cứ điểm “lá chắn Bô-phrơ” của Pháp trên tuyến đường số 4, nối liền Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng. 
Đối với Pháp, đây là vành đai chia cắt chiến khu Việt Bắc với thế giới, qua cửa ngõ biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Nếu để mất tuyến đường số 4 vào tay Việt Minh, làn sóng giải phóng dân tộc sẽ tác động mạnh mẽ tới các thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Riêng ở Việt Nam, nếu Pháp mất kiểm soát đường 4, thì quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương không chỉ đối mặt với những trận đánh du kích lẻ tẻ mà phải chịu đòn trong những trận đánh lớn. 
Ban đầu, phía ta chủ trương đánh cứ điểm Cao Bằng, vì đây là một cứ điểm có thành phố lớn. Nếu hạ được Cao Bằng uy thế sẽ rất vang dội. Nhiều đơn vị đã được điều đi nghiên cứu địa hình Cao Bằng và chuẩn bị phương án tác chiến. Bản thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng trực tiếp đi nắm tình hình địch.
Ba quyết định để đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp các tù binh Pháp sau chiến thắng Biên giới 1950
Trong chuyến “thị sát”, Đại tướng nhận thấy, địa hình Cao Bằng hiểm trở, ba mặt có sông bao quanh, mặt sau hiểm trở. Bản thân pháo đài Cao Bằng được xây hết sức kiên cố vững chắc, địa hình tiến đánh hết sức khó khăn. Vì vậy, Đại tướng đã quyết định không chọn đánh Cao Bằng. Thay vào đó, qua tìm hiểu nghiên cứu, Đại tướng và Bộ Tổng tham mưu chọn Đông Khê, một cứ điểm khác trên tuyến đường số 4 để “đánh điểm, diệt viện”. Đây là vị trí mà phía Pháp có bố trí canh phòng ít hơn ở Cao Bằng. Địa hình xung quanh là rừng núi, phù hợp để quân ta mai phục, ẩn nấp tiếp cận cứ điểm. Phương án này sau khi báo cáo lên Hồ Chủ tịch đã được thông qua.
Ngày 16/9/1950, chiến dịch Biên Giới chính thức diễn ra bắt đầu với tiếng súng tấn công đồn Đông Khê. Đúng như dự đoán của ta, cứ điểm Đông Khê nhanh chóng bị hạ. Ở Cao Bằng – cứ điểm mạnh như bị cô lập và uy hiếp sau khi Đông Khê thất thủ, quân Pháp đứng ngồi không yên buộc phải rút lui và rơi vào thế trận “diệt viện” của quân ta bố trí dọc đường số 4. Một cánh quân khác của Pháp lên ứng cứu cho địch đi từ phía Lạng Sơn cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Kết thúc toàn chiến dịch, quân ta có khoảng vài trăm bộ đội bị hy sinh. Phía Pháp, ngoài số bị tiêu diệt, số tù binh lên tới 8.000 quân, đông chưa từng có kể từ khi bắt đầu cuộc toàn quốc kháng chiến. Không chỉ vậy, quân đội ta còn thu được hàng ngàn tấn chiến lợi phẩm, đủ trang bị cho các sư đoàn chủ lực mới được thành lập. Thậm chí, số đạn pháo thu được sau chiến dịch còn dùng để cung cấp cho chiến trường Triều Tiên cũng như chiến dịch Điện Biên Phủ sau này. Nhưng quan trọng hơn cả, là tuyến biên giới Việt – Trung được khai thông, phá thế bao vây căn cứ địa Việt Bắc với các nước bè bạn trên thế giới.
Chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc”
Với quyết định sáng suốt chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc”, trận chiến lịch sử tại Điện Biên Phủ 1954, dưới sự chỉ huy tài tình của Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã nhanh chóng giành được thắng lợi.
Bước sang giai đoạn tổng phản công 1953-1954, tình hình chiến sự trên bán đảo Đông Dương bước sang những thời khắc quan trọng cuối cùng. Đó là khi Pháp biến Điện Biên Phủ thành cụm tập đoàn cứ điểm nhằm thu hút lực lượng chủ lực của Việt Minh và tiêu diệt. Đây là một kiểu bố trí quân sự liên hoàn, được ví là hình ảnh của “con nhím” tua tủa đầy gai chĩa ra xung quanh. Nhận thấy, đây là một cơ hội đánh đòn quyết định với Pháp, ban lãnh đạo Chính phủ kháng chiến Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam nhận định, sẽ phải tiêu diệt Pháp ở Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, trước trận đánh lịch sử này, phía ta đã lên phương án tác chiến: Dồn tổng lực đánh tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm này trong 3 ngày đêm.
Ba quyết định để đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo tình hình chiến dịch Điện Biên Phủ với Chủ tịch Hồ Chí Minh
Theo đó, toàn bộ sức mạnh của dân tộc được huy động cho trận đánh lịch sử này. Hàng đoàn dân công tiền tuyến tiếp lương, tải đạn trên những con đèo dốc, quanh co, rình rập bởi bom đạn máy bay Pháp. Bộ đội “bồng hàng tấn pháo lên non”, chĩa hỏa lực mạnh nhất vào các vị trí của Pháp trong cụm cứ điểm Điện Biên Phủ. Tất cả công tác đã hoàn tất, chỉ chờ lệnh tổng tiến công. Tuy nhiên, cũng trong thời khắc lịch sử này, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã phải đứng trước những cân nhắc cực kỳ khó khăn.
Điện Biên Phủ không phải là tập đoàn cứ điểm đầu tiên mà quân đội ta tiến công. Trước đó, vào cuối chiến dịch Tây Bắc 1952, để tái cân bằng thế bố trí với lực lượng Việt Minh đang thắng như chẻ tre ở đây, Pháp cho quân tức tốc xây dựng cụm tập đoàn cứ điểm Nà Sản.  Đây là hình thái bố trí quân sự liên hoàn, các cụm cứ điểm liên kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau tối đa trong cả tấn công và phòng thủ. Thêm vào đó, phải kể tới sự chi viện đắc lực của hỏa lực cơ động từ xe tăng và máy bay. Khi tấn công vào cụm cứ điểm này, quân đội ta đã chịu nhiều thương vong. Chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải ra lệnh ngừng tấn công Nà Sản để bảo toàn khí thế chiến thắng và tránh thương vong cho bộ đội.
Hơn nữa, tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ được Pháp xây dựng và phát triển trong một thời gian lâu dài hơn, với nguồn vật tư và nhân lực to lớn hơn. Không phải không có cơ sở để Pháp tuyên bố “Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm”.
Chính từ những nghiên cứu tình hình thấu đáo, sau nhiều đêm thức trắng đau đáu tìm phương án tác chiến tối ưu nhất để hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, cũng như bảo toàn tối đa sinh lực của bộ đội ta, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã đưa ra một quyết định sáng suốt: chuyển phương châm đánh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc, còn được gọi là đánh bóc vỏ.
Với kế hoạch này, chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra không phải trong 3 ngày mà là 65 ngày đêm với kết quả toàn thắng.
“Thần tốc, thần tốc đại thần tốc…”
Ngày 31/3/1975, trong cuộc họp mở rộng, Bộ Chính trị nhận định: Thời cơ chiến lược để tiến hành tổng tiến công vào sào huyệt cuối cùng của địch đã chín muồi. Nghị quyết của Bộ Chính trị nhanh chóng được quán triệt đến toàn quân, toàn dân. Cả nước tưng bừng khí thế ra trận "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng". Từ ga Hàng Cỏ, các cảng sông, cảng biển, sân bay... các đoàn tàu hỏa, thuyền, máy bay, kể cả một số máy bay chở khách cũng được huy động để chở bộ đội, xe tăng, pháo lớn, vũ khí, đạn... huy động cho chiến trường miền Nam.
Bộ đội ta đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh tư liệu
Ngày 7/4, một mệnh lệnh ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp được truyền nhanh đến từng cán bộ, chiến sĩ "Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng". Trên thành xe, trên mũ, trên thân cây dọc đường... mệnh lệnh được viết thành khẩu hiệu, thôi thúc đoàn quân nhanh hơn nữa. Chỉ trong thời gian ngắn, ta đã tập trung được một lực lượng lớn đến mặt trận. Theo nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường, ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị "đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh".
Sau những thất bại ở Phan Rang, Xuân Lộc, kế hoạch phòng thủ từ xa bị phá sản, quân địch rất hoang mang, đối phó bị động. Ngày 23-4, Tổng thống Mỹ tuyên bố "cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã chấm dứt đối với Mỹ" và lệnh di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn. Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định tiến công giải phóng Sài Gòn từ năm hướng: tây - bắc; bắc - đông bắc; đông - đông nam; tây và tây nam. Năm mục tiêu chủ yếu ở nội thành được xác định là: Bộ Tổng tham mưu; sân bay Tân Sơn Nhất; Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô; Tổng nha Cảnh sát; dinh Độc Lập. Từ ngày 20 đến ngày 25/4, các đơn vị lần lượt vào vị trí triển khai, chờ lệnh nổ súng.
17h ngày 26/4/1975, trận tổng công kích vào Sài Gòn bắt đầu. Chiến trường Nam bộ bùng lên như một cơn lốc. Ở Tổng hành dinh, tin chiến thắng dồn dập bay về. Đến chiều 28/4, sau hai ngày đêm chiến đấu, quân đội ta đã phá vỡ các khu vực phòng thủ vòng ngoài của địch, tăng cường vây ép Sài Gòn. Bộ Tổng tham mưu và các cơ quan chỉ huy Quân đoàn 3 ngụy bỏ chạy. Trần Văn Hương từ chức tổng thống, Dương Văn Minh lên thay.
Sáng 29/4, tại Tổng hành dinh, Bộ Tổng tham mưu báo cáo tình hình chiến sự trên chiến trường, các mục tiêu lần lượt được giải phóng. 5h30 sáng 30/4/1975, từ khắp các hướng, bộ đội ta ào ạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Tiếng xe tăng, tiếng động cơ của hàng nghìn xe cơ giới vang rền, chấn động các ngả đường vào nội thành. 10h45, xe tăng 843 và xe tăng 390 dẫn đầu đoàn quân húc đổ cánh cổng sắt đánh chiếm dinh Độc Lập. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. 11h30 ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trước tòa nhà chính của dinh Độc Lập, thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng. 
H.Minh 
Bức điện “Thần tốc, táo bạo…” của Tướng Giáp qua tay những ai?
 Người chuyển không hề biết đó là bức điện “Thần tốc, táo bạo”, người mã hóa lo không hoàn thành nhiệm vụ, còn người nhận lệnh khi đọc lên thấy âm vang như lời hịch.
Bộ Chính trị BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định chớp thời cơ, quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 thay vì hai năm như trước đây. Bức điện khẩn: Thần tốc, thần tốc hơn nữa... tự tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký tên được Ban Cơ yếu lập tức truyền đi khắp các mặt trận trên toàn miền Nam như một lời Hịch tướng sĩ.
Người chuyển: Miền Nam giải phóng mới biết mình được chuyển bức điện mật của Tướng Giáp
Trên báo Bắc Ninh ngày 26/04/2013 có bài ghi lại tâm sự của ông Nguyễn Bá Lứu – người chuyển bức điện “thần tốc, táo bạo…” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ông Lứu cho biết: “Là người báo vụ, nhận điện về hay chuyển điện đi đều không biết nội dung. Công việc gắn bó với chiếc cần ma-níp, ngôn ngữ giao tiếp bằng tiếng “tạch-tè”. Cũng từ đặc điểm này mà sau ngày 30-4, miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi mới được biết chính mình là người trực tiếp chuyển bức điện truyền đạt mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến các mặt trận, cánh quân”.
Bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 7-4-1975.

Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Từ Tuần lễ văn hóa Toulouse trở về nhà khoảng 20 giờ 30 tối qua, tôi được tin sét đánh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần lúc 18 giờ 09 ngày 4.10.2013 tại Bệnh viện Quân đội 108.  
Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị nữ thông tin và quân y (tháng 5.1973) - Ảnh: TTXVN

Học giả 5 châu vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Những chính trị gia, học giả, nhà báo nổi tiếng từng tiếp xúc với tướng Giáp bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của người.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ ông John McCain ghi trên trang Twitter của mình: “Tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời. Một chiến lược gia quân sự tài ba, người từng nói với tôi rằng chúng ta là những "kẻ thù danh dự".
Học giả 5 châu vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Những bức ảnh quý về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân tộc, là vị tướng huyền thoại được nhân dân Việt Nam và bè bạn quốc tế yêu mến, ngưỡng mộ. 

Những bức ảnh ít biết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911. Ông hoạt động Cách mạng từ năm 14 tuổi (1925) để rồi sau này trở thành học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và là một trong những thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 của thế giới. 
Nói về cuộc đời của vị Đại tướng tài ba lỗi lạc này là những câu chuyện không bao giờ kể hết
Những bức ảnh ít biết về  Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người anh cả của Quân đội Việt Nam

Đại tướng đã ra đi, một người con ưu tú đất Việt đã nằm xuống, nhưng tình cảm mà dân tộc Việt Nam dành cho ông, mãi mãi không thay đổi.
Còn đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam, vị Lãnh đạo tài ba, người Anh cả tình thâm vẫn để lại cho thế hệ lớp lớp các chiến sỹ mai sau, những câu chuyện lịch sử chói lọi, những trận đánh hào hùng làm nên danh tiếng Việt Nam.
 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người anh cả của Quân đội Việt Nam

Tướng Giáp qua lời kể của con gái


“… Năm 1946 - khi được gặp lại Ba lần đầu, tôi đã nhất định không nói một lời nào, kể cả khi ông bế tôi ra chỗ ...
Đại tướng và con gái Hồng Anh. Ảnh: Trọng ThanhĐại tướng và con gái Hồng Anh. Ảnh: Trọng Thanh

Tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ bảy, 2013-10-05 06:54:10 - Nguồn: InfoNet.vn
Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948. Cuộc đời và sự nghiệp của ông như một huyền thoại của thế kỷ 20 và 21.
Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những mốc lịch sử

Xuất thân là thầy giáo, Võ Nguyên Giáp trở thành chính trị gia, tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng là biểu tượng của nhiều thế hệ người dân về ý chí kiên cường và niềm tự hào dân tộc.

Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 ở làng làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà Nho. Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).

Truyền thông quốc tế nói về sự ra đi của Tướng Giáp

Các hãng thông tấn và báo chí quốc tế hôm nay đồng loạt đưa tin về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người từng chỉ huy chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, giúp chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam. 

dai-tuong-9068-1380899283.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chào cờ trong một cuộc họp năm 1996. Ảnh: AFP

Đời thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh

Kết thúc ngày làm việc khi trời đã tối mịt, đại tướng còn dành nhiều thời gian cho những gia đình có công với cách mạng, thăm lại chiến trường xưa. Ông thích chạy bộ, thi thoảng chơi đàn piano.

Khi còn làm việc tại Văn phòng Đại tướng, mỗi khi tướng Giáp dứt khỏi công việc, trời đã đều tối mịt. Tấm ảnh chụp lúc Đại tướng 83 tuổi.
Khi còn làm việc tại Văn phòng Đại tướng, mỗi khi tướng Giáp dứt khỏi công việc, trời đã đều tối mịt. Ảnh chụp lúc Đại tướng 83 tuổi.

Thượng nghị sĩ McCain ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thượng nghị sĩ John McCain, cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, vừa ca ngợi Tướng Giáp là "một chiến thuật gia quân sự lỗi lạc", sau khi biết tin ông qua đời. 

mccain-twitter-JPG-2746-1380902342.jpg
Dòng tin nhắn trên Twitter của Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu binh từng tham gia chiến tranh Việt Nam. Ảnh chụp màn hình: Twitter

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời lúc 18h ngày 4/10 tại Viện quân y 108 (Hà Nội) khi ông vừa qua tuổi 103.

Đại tướng qua đời vào 18h9 phút chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị từ năm 2009. Mới cách đây hơn một tháng, Đại tướng bước qua tuổi 103.
Thi hài ông được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến nhà lạnh trong sự nghiêm cẩn của những người lính bồng súng.
Căn biệt thự cổ 2 tầng số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi ông và gia đình ở vẫn sáng đèn trong đêm, các căn phòng đều để cửa mở. Khuôn viên trước nhà ông vẫn thẫm một màu xanh tĩnh lặng.
vnghcm-664624-1368796710-500x0-3144-1380
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).