12 tháng 1 2013

Kỹ năng giao tiếp với người dân

I. Khái niệm
“Giao tiếp với mọi người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm bắt được . Bất kỳ ai cũng phải học điều đó”
I. CVAPILIC “Lời tâm tình”, NXB Đà Nẵng 1986, trang 25
-Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lí và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
-Giao tiếp là quá trình tiếp xúc nói chuyện, trao đổi thông tin, tình cảm trong cộng đồng.



II. Mục đích và yêu cầu
2. Mục đích: 
 - Rèn luyện chuẩn mực lời nói trong kỹ năng giao tiếp
- Chuyển ý tưởng của mình đến đối tượng, đúng lúc và đúng cách
- Thông tin gửi đi được hiểu, chấp nhận và thực hiện.
3. Yêu cầu:
+ Sinh viên rèn luyện được tốt các  “kỹ năng tiếp cận và giao tiếp” với người dân

III. Nội dung
Là hệ thống các thao tác, hành vi ứng xử, các tư thế, phong cách (bao hàm cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) nhận thức, biểu cảm, tổ chức đời sống cá nhân, cộng đồng với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Trong quá trình giao tiếp với cộng đồng thì sử dụng 2 loại ngôn ngữ sau:

Ngôn ngữ lời nói  & Ngôn ngữ cử chỉ

Hỏi sinh viên lời nói và cử chỉ ngôn ngữ nào quan trọng hơn ?
                                   Theo  Albert  Mehrabian

Ngôn ngữCác yếu tố cấu thànhTỷ lệ % tương ứng
Lời nóiNội dung, các từ ngữ, câu7
Giọng nóiÂm lượng, tốc độ, nhịp độ, nhấn mạnh, ngừng..38
Cử chỉDáng đứng, đi lại, động tác tay, cách nhìn nét mặt55

Trước khi đi vào nội dung cụ thể, chúng ta tiến hành trò chơi
Ví dụ: Trò chơi cắt mảnh giấy 1/ 4 A4, điểm danh từ 1 đến hết, giới thiệu ghép nhóm 2 người (người thứ nhất + người cuối cùng) ghép cho đến hết. Sau đó mời các nhóm giới thiệu về mình.

Mục đích thể hiện ngôn ngữ cử chỉ và lời nói.
            + Mặt A ghi thông tin tìm hiểu bạn: Sở thích, ước mơ, nguyện vọng...
            + Mặt B vẽ chân dung bạn,  giới thiệu xong Thầy thu giấy dán lên bảng.

1. Ngôn ngữ lời nói
Xưa các cụ ta có câu châm ngôn:
                        “Lời nói không mất tiền mua
                        Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Chúng ta có thể sử dụng câu châm ngôn này khi giao tiếp với mọi người được không ?

Lời nói:     Nội dung bài nói, các từ ngữ, câu nói sao cho trong khi nói người nghe dễ hiểu. Ngôn ngữ nói phải đảm bảo tính mạch lạc, khúc chiết, rõ ràng.

Giọng nói: 
+Âm lượng: Nói to, rõ ràng sao cho người nghe có thể nghe được.
Ví dụ âm lượng:  “Sao Anh lại tỏ tình bên tai điếc”
+Tốc độ:               Nói vừa phải không nhanh quá không chậm quá
Nhịp độ:             Biết nhấn mạnh, ngừng đúng lúc đúng câu.
+Giọng điệu:    Sắc thái âm thanh biểu hiện trong ngôn ngữ khi nói
Ví dụ: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập Bác hỏi:
                                   “Tôi nói đồng bào nghe rõ không”

Phong cách ngôn ngữ nói (phong cách lời nói) là tổng thể những đặc điểm tâm lý cá nhân thể hiện qua giọng điệu, cách phát âm, vốn từ  và cách sử dụng từ, ngữ pháp và cách diễn đạt mật độ thông tin tạo ra những ấn tượng trong giao tiếp.
Ví dụ:  Phong cách ngôn ngữ nói: Trí tuệ, giàu hình ảnh, châm biếm, khoa học, diễn cảm, hài ước,…   Phong cách ngôn ngữ nói qui định sự khác biệt giữa các cá nhân.

Các cách gây thiện cảm khi nói:
- Thành thật chú ý tới người khác
- Giữ nụ cười trên môi
- Biết nghe người khác nói chuyện, khuyến khích họ nói về họ
- Họ thích cái gì thì Bạn nói với họ về cái đó
- Thành thật làm cho họ thấy sự quan trọng của họ


2. Ngôn ngữ cử chỉ:   Các yếu tố của ngôn ngữ thân thể: Hành vi, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, dáng đứng, đi lại, trang phục,…
+  Tư thế:  Tư thế, là vận động của toàn thân, hướng theo một chủ đích nào đó. Tư thế là một bộ phận quan trọng của các nghi thức (lễ nghi) trong giao tiếp với người xung quanh:
+  Xét theo quan hệ xã hội có 3 loại tư thế:
  • Tư thế bề trên (lãnh đạo). Ví dụ: Tư thế ngồi thoải mái đầu hơi ngửa ra phía sau.
  • Tư thế của cấp dưới: Ví dụ: Tư thế ngồi hơi cúi xuống tựa hồ như lắng nghe
  • Tư thế ngang bằng bè bạn – bình đẳng
+ Xét theo quĩ đạo vận động của thân thể có các tư thế:
  • Nằm, ngồi, quì, khom lưng, thẳng lưng,…
+ Xét theo nội dung tâm lý của tư thế:
  • Nịnh bợ, xum xoe
  • Hách dịch trịch thượng, bề trên, Đại ca, Anh chị
  • Khiêm nhường, cung kính
  • Tôn trọng lẫn nhau …
Các nhà hoạ sĩ Trung Quốc đã vẽ trên 6000 tư thế của con người ở các lứa tuổi khác nhau, nghề nghiệp, giới tính, trạng thái tâm lý khác nhau …
Tư thế rất phong phú, là ngôn ngữ tình huống, hoàn cảnh, thực hiện các chức năng giao tiếp.
+ Tư thế đứng:
Trọng lực cơ thể được dồn vào hai gót chân và hai đầu bàn chân.
Với Nam hai gót cách nhau khoảng 30 - 40 cm, với Nữ khoảng bằng 1/ 2 của nam
Tư thế đứng phải thoải mái chủ yếu do vùng khớp hông chi phối, chứ không
phải do cột sống, ngực hay vai. Tư thế đứng phải thoải mái không gò bó.
+ Đi lại:
Ví dụ: Bạn nào mà có dịp về nhà người yêu ra mắt, thì rất dễ nhận thấy về cử chỉ đi lại.
- Phải có mục đích, tránh đi hết chỗ này đến chỗ khác như
 “Cọp bị nhốt trong chuồng”, làm phân tán chú ý của người nghe.
- Lúc đầu có thể đứng xa khán giả, rồi tiến dần đến với từng người để lắng nghe và trả lời, để tỏ ra quan tâm đến họ.
- Chỉ dừng lại mỗi chỗ vài giây rồi chuyển sang chỗ khác để tạo không khí sinh động.
- Tránh vừa đi lại vừa nói, nhất là đi giật lùi hay quay lưng lại với người nghe mà tiếp tục nói.
  • Nếu thấy có ai lơ đãng, hãy tiến gần người đó, nhóm đó để khiến họ tập trung chú ý trở lại.
  • Bước đi thể hiện cảm xúc tự tin hay hối hả, vội vàng, ung dung, khoan hoà, bình thản…
+ Vận động hai bàn tay:
Cử chỉ vận động tay chân thì vô cùng phong phú như: Vộy tay, phẩy tay, che mặt, che mồm, khoát tay, đập bàn, gõ ngón tay, hoặc dơ ngón cái, bắt chéo tay, khua tay, mỗi cử chỉ là một trạng thái xúc cảm       
Hỏi SV: Các Nguyên thủ quốc gia khi ra mắt công chúng họ dơ tay chào như thế nào ?
- Mở rộng hai bàn tay và các ngón tay khi bắt đầu nói để tỏ ra tự tin và tôn trọng người nghe.
- Để ngửa lòng bàn tay và khép các ngón tay khi làm các động tác và nói, đừng chắp tay, khoanh tay.
- Thả lỏng hai vai và cánh tay mình, đừng khép chặt vào thân, để tạo ra các cử chỉ lịch thiệp và tự tin.

Các loại thao tác cơ bản của bàn tay:
- Phác hoạ một hình ảnh tượng trưng để minh hoạ khi nói.
- Tạo nhịp điệu đồng thời với nhịp điệu của lời nói.
- Luôn thay đổi, đừng lặp đi, lặp lại nhiều lần một kiểu thao tác.
- Tránh chỉ tay như ra lệnh, như thế là chỉ trích người nghe, gây mất cảm tình.
 - Luôn kiểm soát được các động tác tay, đừng vung vẩy hai cánh tay như quả lắc đồng hồ, đồng thời cố tránh “không biết để tay vào đâu”.
- Đừng vỗ tay để nhấn mạnh điều gì cần nói, đừng đập tay vào thân mình trừ khi cố ý để biểu thị điều gì đó cần thiết.
- Đừng vuốt tóc, gãi đầu, vuốt mặt, lau kính sửa lại quần áo, trừ khi thật cần thiết.

+ Cách nhìn 
Vẽ hình người hỏi Sinh viên khi nói chuyện nhìn vào vị trí nào ?
Cách nhìn được phối hợp vận động của trán, lông mày, mi mắt. Lông mày nhíu lại, biểu hiện một suy nghĩ, hoàn cảnh có vấn đề, chưa nhận thức được một sự kiện, một hiện tượng nào đó.
Phản ứng mắt liếc nhìn, dõi theo, đưa mắt, đờ đẫn, …mi mắt mở to (ngạc nhiên hoặc sợ hãi) mi khép lại biểu hiện sự thoã mãn nhu cầu.

+ Cách quan sát học trò của cán bộ giảng dạy:
- Với nhóm nhỏ phải để mắt lần lượt từng người một.
- Với nhóm lớn, phải để mắt lần lượt đến từng nhóm nhỏ một.
- Chỉ nhìn vào mỗi người trong 2 - 4 giây.               Ví dụ SV quay cóp bài.
- Nếu nhìn chằm chằm quá lâu là mất lịch sự, hoặc có tính khiêu khích.
- Nếu chỉ để mắt quá ngắn chứng tỏ bạn bực mình hoặc mất tự tin.
- Chọn lúc thích hợp để rời mắt khỏi đối tượng và nhìn vào vùng miệng hơn là vùng trán của người đó thì tỏ ra thân mật hơn.
        
Hỏi SV:  Có bao giờ giáo viên giảng bài nhìn lên trần nhà không ?

+ Nét mặt:   Nét mặt có 2 phần:
phần động (mắt, miệng, bờ mi, trán,) thường vận động theo sự kích thích của đối tượng hoàn cảnh cụ thể.

phần tĩnh là sự phân bố các bộ phận trên khuôn mặt - chúng hợp thành nét mặt chung khi gặp đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp như:
                          "Mặt lạnh như tiền, mặt đằng đằng sát khí."

Trong quá trình giao tiếp nét mặt:
- Thay đổi cho thích hợp đối với từng lời nói, cử chỉ và từng loại đối tượng khác nhau.
- Luôn tươi cười trong mọi tình huống là quy luật quan trọng nhất cần ghi nhớ.
- Kết thúc một câu trả lời, giải thích, phần giảng bằng một nụ cười tươi rồi hãy rời khỏi người nghe, hay trở về bục giảng.
- Hết sức tránh mọi nét mặt cau có, đăm chiêu, lạnh nhạt gây khó chụi cho sinh viên khi giảng bài.
+ Môi, miệng (bao gồm cả lưỡi và răng) Thể hiện sự biểu cảm rõ nét khi mỉm cười, giận giữ mím miệng hoặc nghiến răng bậm môi…
+ Cầm tài liệu trong tay:
- Tuỳ hình thức, tầm quan trọng của bài nói, nên có một bản tóm tắt ngắn gọn trong tay để tăng thêm sự tự tin và tỏ ra tôn trọng người nghe, nhất là để tránh những phút lúng túng đột xuất có thể xảy ra.
  • Không cầm cả một tờ giấy hay phiếu ghi to mà có thể gây ra tiếng sột soạt khó chịu, hãy dùng một tờ giấy nhỏ để  ghi tóm tắt các trọng điểm.
- Đừng cầm tài liệu bằng cả hai tay, chỉ cầm bằng một tay, dành một tay để làm động tác cần thiết, như thế tỏ ra tự chủ hơn.
- Đừng chuyển tài liệu từ tay này sang tay kia trong khi nói, khiến người nghe mất tập trung chú ý.
- Đừng cuộn tài liệu thành cái ống rồi vung vẩy nó khi nói, khiến người nghe nhìn thấy mà bực mình.
- Thỉnh thoảng nhìn vào từng phần của tài liệu trước khi nói, dù bạn tự thấy không cần thiết, để tỏ ra tôn trọng người nghe và không để sót trọng điểm nào.

+ Trang phục trong giao tiếp     (Đói cho sạch rách cho thơm)
 Từ lâu trang phục, y phục đã được con người sử dụng trong giao tiếp, đặc biệt người lạ (chưa quen biết). Tục ngữ ta có câu: Quen nhau tin dạ, lạ tin quần áo. Trang phục bao gồm: Quần, áo, mũ, nón, thắt lưng, giầy, dép và đồ trang sức…
Trang phục trong giao tiếp cần được thể hiện qua các đặc trưng:
Kiểu (mô đen): Giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội dân tộc…
Sắc mầu: Thay đổi theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội, dân tộc, cá nhân.
Yêu cầu trong quá trình tiếp cận với người nông dân
- Quần áo chỉnh tề, màu sắc trang nhã hài hoà, đơn giản, không loè loẹt sặc sỡ, làm phân tán sự chú ý của người nghe, phù hợp với đối tượng và phong tục tập quán của địa phương.
Tác giả bài viết: TS. Nguyễn Mai Thơm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét