31 tháng 12 2011

THAY LỜI MUỐN NÓI

Chúc mừng năm mới - 2012

Cánh Thiệp đầu xuân



 make a gif


LỄ HỘI YÊU THƯƠNG 2001 – 2011
TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT GIA ĐỊNH

Mừng Kỷ niệm 10 năm
Dạy Trẻ Tự Kỷ Và Chậm Phát Triển


CLB HƯỚNG NGHIỆP KHUYẾT TẬT TRẺ - TP. HỒ CHÍ MINH

217/A10 XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH, P. 17, Q. BÌNH THẠNH – TP. HỒ CHÍ MINH
LỄ BẾ GIẢNG & BÁO CÁO TỔNG KẾT
Trao Chứng chỉ cho các lớp học và dạy nghề thủ công mỹ nghệ:
(Kết cườm, Thêu tay, Vi tính Văn phòng & Corel - Photoshop)
Ngày 31 tháng 12 năm 2011

22 tháng 12 2011

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH

KÍNH CHÀO QUÝ VỊ!
TRONG NIỀM HÂN HOAN MỪNG SINH NHẬT NGÔI HAI CON THIÊN CHÚA,
CON XIN KÍNH CHÚC QUÝ VỊ

MÔT MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH
MỘT NĂM MỚI DƯ TRÀN PHÚC LỘC ÂN THIÊNG

18 tháng 12 2011



GIÁNG SINH SƯỞI ẤM TẤM HỒN “EM”
Cùng nhau về dự Ngày Hội chung
 Mùa Giáng Sinh nữa lại về, với cái không khí tất bật chuẩn bị cho giáng sinh ngày càng thể hiện rõ nét hơn. Đường phố được trang hoàng lộng lẫy những cây thông Noel, hang đá dường như đâu đâu cũng mang đầy không khí Lễ Hội mùa Noel. Giáng Sinh giờ cũng không còn xa lạ với những người không công giáo mà đó là cái chung của mọi người. Hòa trong không khí ấy, sáng ngày 17/12/2011 tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Tp.HCM 6 bis Tôn Đức Thắng, Q.1, Tp.HCM  tổ chức “LỄ HỘI GIÁNG SINH CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT”.

16 tháng 12 2011

Sự tích cây thông Noel

Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.

Truyền thuyết về thánh Boniface, một thầy tu người Anh, người đã sáng lập ra nhà thờ đạo Cơ Ðốc ở Pháp và Ðức kể rằng, một hôm trên đường hành hương, ngài tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ tế thần. Ðể dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm!

19 tháng 10 2011

Assisi III: 
Dấu ấn của Đức giáo hoàng Bênêđictô

WHĐ (19.10.2011) – Chậm rãi và cẩn trọng, Vatican đang chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ liên tôn “cầu nguyện cho hòa bình” lần thứ ba tại thị trấn hành hương Assisi, Italia.
ĐỨC CHA PHAOLÔ VÀ CARITAS GIÁO PHẬN MỸ THO
ĐẾN THĂM VÀ CỨU TRỢ LŨ LỤT VÙNG BIÊN GIỚI
Ở HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP
17.10.2011
   
Để chia sẻ phần nào những thiệt hại và những khó khăn mà những người dân ở vùng Đồng Tháp Mười đang bị lũ lụt nặng, đặc biệt là những người ở khu vực biên giới xa xôi phải gánh chịu, Tòa Giám mục và Caritas Giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức đoàn cứu trợ đến thị trấn Sa-Rài và xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp vào ngày 17 tháng 10 năm 2011. Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám mục Giáo phận và phái đoàn đến với bà con vùng lũ để thăm gặp, động viên tinh thần và chia sẻ những phần quà tuy nhỏ nhưng giúp bà con phần nào vượt qua những khó khăn trong mùa lũ đang dâng cao nhất.




Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI công bố một “Năm Đức Tin”

WHĐ (17.10.2011) – Hôm qua, Chúa nhật 16-10-2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã công bố thiết lập một “Năm Đức Tin” bắt đầu từ 11 tháng Mười 2012 để đánh dấu kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II –Công đồng đã phê duyệt những cải cách chính trong Giáo Hội Công giáo.
Trong một thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, ngỏ lời với khoảng 8000 tham dự viên của một Hội nghị về Phúc Âm hóa do Tòa Thánh Vatican tổ chức, Đức Thánh Cha công bố: “Tôi xin thông báo rằng tôi đã quyết định thiết lập một Năm Đức Tin”.
Ngài cho biết Năm Đức Tin  nhằm “thúc đẩy hơn nữa sứ mạng của toàn thể Giáo Hội là đưa con người ra khỏi sa mạc, là nơi họ thường chỉ gặp được chính mình, để đến với sự sống và hướng tới tình bạn với Chúa Kitô, Đấng ban cho chúng ta cuộc sống này với tất cả sự đa dạng của nó”.
Năm này sẽ bắt đầu vào ngày 11 tháng Mười 2012 và kết thúc vào ngày 24 tháng Mười Một 2013.
Đức Thánh Cha –người thường xuyên nhấn mạnh đến nhu cầu Phúc âm hóa– khẳng định: “Đây sẽ là thời điểm của ân sủng và dấn thân hơn bao giờ hết cho Thiên Chúa, củng cố niềm tin nơi Người và loan báo niềm tin ấy cho con người ngày nay”.
(Vatican Radio – news.va, 16-10-2011)
THÁNH LỄ TẠ ƠN
MỤC VỤ TRUYỀN THÔNG HẠT CHÍ HÒA SINH NHẬT LẦN 1
VÀ THÀNH VIÊN TÁN TRỢ  TUYÊN HỨA MỤC VỤ TRUYỀN THÔNG 18/10/2011



16 tháng 10 2011

 TỔNG QUAN VỀ GIA ĐÌNH VÀ TRỊ LIỆU HỆ THỐNG
BS NGUYỄN MINH TIẾN 
Cử nhân tâm lý PHẠM THỊ THANH NHÀN  


MỘT CÁI NHÌN VỀ GIA ĐÌNH NHƯ MỘT HỆ THỐNG
Khái niệm về gia đình.
Khái niệm về gia đình có rất nhiều định nghĩa khác nhau, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số định nghĩa chính.
+ Theo từ điển Việt Nam (Đào Văn Tập): Gia đình chỉ mọi người quen thuộc trong gia đình.
+ Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: Gia đình là tập hợp những người cùng chung sống thành đơn vị nhỏ nhất trong xã hội. Họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân cùng dòng máu, thường là gồm vợ chồng cha mẹ và con cái.
+ Theo từ điển Tâm lý của BS.Nguyễn Khắc Viện: Gia đình gồm bố mẹ con và có hay không một số người khác cùng chung sống trong một nhà.
+Theo Littré: Gia đình là một tập hợp người có cùng huyết thống, sống chung trong một nhà và chủ yếu là gồm cha mẹ và con cái.
+ Theo ý kiến của nhà sử học – nhân chủng học, Louis Henry Morgan (1818 – 1881). Gia đình là một cơ cấu năng động, nó không bao giờ đứng yên một chỗ mà chuyển từ hình thức thấp lên hình thức cao, khi xã hội phát triển từ một giai đoạn thấp sang một giai đoạn cao hơn. 

TRÒ CHƠI TRỊ LIỆU

Tài liệu của Trung tâm NT
Moustakas - Psychotherapy With Children.

  Những điều kiện thiết yếu trong tâm lý trị liệu trẻ em

Quan hệ trị liệu là một lọai trải nghiệm độc đáo, có tính chất trưởng thành, được tạo nên khi một người cần đến và tìm kiếm sự giúp đỡ, đồng thời có một người khác đảm nhận trách nhiệm thực hiện sự giúp đỡ ấy. Trong đời sống hằng ngày, những sự giúp đỡ ấy vẫn thường xảy ra khi con người trưởng thành và cùng sống với nhau. Việc trị liệu tâm lý – một thứ trải nghiệm trưởng thành có tính khẩn cấp và là một sự kiến tạo có ý thức – cũng diễn ra theo cùng một nguyên tắc và cũng không khác biệt mấy so với những trải nghiệm sống khác trong đó hai con người cùng tham gia vào một cách chí tình và gắn bó. 

Tâm lý Trị liệu Trẻ em

TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRẺ EM VÀ THIẾU NIÊN
BS. NGUYỄN MINH TIẾN

PHẦN 1 : TRỊ LIỆU CÁ NHÂN
LỊCH SỬ
Việc thực hành trị liệu tâm lý cho trẻ em bắt nguồn từ nhiều lý thuyết khác nhau. Cho đến đầu thập niên 1970, các lý thuyết phân tâm học (psychoanalysis) và tâm động học (psychodynamic) vẫn là nền tảng cho việc trị liệu tâm lý trẻ em ở các bệnh viện và phòng khám. Liệu pháp Roger lấy đứa trẻ làm trọng tâm (child-centered therapy) được áp dụng chủ yếu bởi các nhà tâm lý học đường (school psychologist). Việc tham vấn và trị liệu tâm lý cho trẻ em chịu ảnh hưởng bởi các trường phái phân tâm học, với sự tham gia của “bộ ba” gồm bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý và nhân viên xã hội, nhấn mạnh vào trò chơi trị liệu (play therapy), làm việc với phụ huynh và tham vấn giáo dục trong thời gian lâu dài, và các liệu pháp dành cho người lớn thường được cải biên rất ít khi áp dụng cho trẻ em. 
TRÀO LƯU NHÂN VĂN – HIỆN SINH TRONG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
BS. NguyỄN Minh TiẾn
Nói một cách khái quát, trào lưu nhân văn – hiện sinh (existential-humanistic approach) có cơ sở từ trong tất cả những tư tưởng của con người về sự nhiệm mầu của ý thức và của cuộc sống. Nói tỉ mỉ hơn, chúng ta có thể phát hiện những cội nguồn của trào lưu này ngay từ thời có những quan điểm muốn “khách thể hóa” (objectify) những trải nghiệm của con người của những nhà tư tưởng như Aristotle, Newton, Descartes; cho đến những khuynh hướng hiện đại hơn muốn đặt nặng tầm quan trọng vào “tính chất chủ quan” của con người (human subjectivity) của các học giả trong thế kỷ 20 như Husserl, Heidegger, Sartre và Merleau-Ponty. 

TRỊ LIỆU NHẬN THỨC - HÀNH VI

BS. NguyỄn Văn Khuê & BS. NguyỄn Minh TiẾn
 
DẪN NHẬP
Trị liệu nhận thức đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà chuyên môn sức khỏe tâm thần ở khắp thế giới trong những năm gần đây. Cuộc “cách mạng nhận thức” (Mahoney, 1977, 1991) được báo hiệu bởi cuộc hội thảo về chủ đề xử lý thông tin được tổ chức ở viện kỹ thuật Massachusetts (MIT) và việc xuất bản các công trình của hội thảo bởi các tác giả Bruner, Goodnow, Austin (1956), Chomsky (1956, 1957), Kelly (1955), Newell và Simon (1956) đã chín muồi, nhờ vậy các phương pháp trị liệu đặt nền tảng trên bình diện nhận thức đã trở thành mối quan tâm ưu tiên của các nhà chuyên môn (Smith 1982). Phương pháp trị liệu nhận thức đã trở thành chỗ đứng chung của các nhà trị liệu, của các phương pháp lý thuyết và triết lý khác nhau, từ trường phái phân tâm đến trường phái hành vi. Nhà trị liệu phân tâm tìm thấy trong trị liệu nhận thức một cốt lõi lý thuyết tâm động (dynamic) để tham dự vào việc thay đổi các niềm tin tiềm ẩn và các sơ đồ tương tác cá nhân. Nhà trị liệu hành vi tìm thấy trong trị liệu nhận thức một mô hình tâm lý trị liệu ngắn gọn, tích cực, có hướng dẫn, có tính cộng tác, có tính giáo dục, một mô hình tâm lý trị liệu dựa trên cơ sở kinh nghiệm và có định hướng nhắm đến việc thay đổi hành vi trực tiếp. Sự hợp nhất giữa trị liệu nhận thức và trị liệu hành vi đã trở thành quy luật hơn là ngoại lệ. Các hiệp hội trị liệu hành vi trên thế giới đã thêm từ nhận thức vào tên gọi của họ và tờ báo uy tín “Trị Liệu Hành Vi” giờ đây đã trở thành tờ báo quốc tế ứng dụng các khoa học nhận thức và hành vi trong các vấn đề lâm sàng. 
PHÂN TÍCH TƯƠNG GIAO
BS. NGUYỄN MINH TIẾN
Phân tích Tương giao (T.A. - Transactional Analysis) vẫn thường được xếp lọai thuộc vào nhóm các trường phái phân tâm kiểu mới (neo-analytic), ngay cả khi Eric Berne, người đã bắt đầu xây dựng học thuyết T.A. vào năm 1954, đã phủ nhận sự liên hệ giữa T.A. với học thuyết Freud chính thống. Mặc dù T.A. có sự khác biệt về nhiều mặt với quan điểm phân tâm cổ điển, nhưng cũng có chút vấn đề là một số khái niệm trong T.A. đã xuất phát từ tư tưởng của Freud. Ví dụ Harry Stack Sullivan, một nhà phân tâm kiểu mới, đã có những ý tưởng cơ bản về các tương tác liên cá nhân, và những ý tưởng này đã được chấp nhận rộng rãi trong trường phái T.A. 
LiỆu pháp Gestalt

BS. NGUYỄN MINH TIẾN

Khi Đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức vào năm 1933, một cặp vợ chồng người Đức (cả hai đều là những nhà phân tâm) đã rời quê nhà sang Hà Lan, rồi sau đó đi cư sang Nam Phi để thành lập ở đó một Viện nghiên cứu về Phân tâm học. Và đến năm 1942, họ cho xuất bản một quyển sách mà sau đó được biết với tên gọi là Liệu pháp Gestalt
LIỆU PHÁP PHÂN TÂM CỔ ĐIỂN - CƠ SỞ LÝ LUẬN
BS NGUYỄN MINH TIẾN

Sigmund Freud (1856-1939) là cha đẻ của phân tâm học và đồng thời cũng là một nhà thực hành phân tâm. Theo Freud, hành vi của một con người được xác định bởi cả những yếu tố bên trong nội tâm (intrapsychic) lẫn những yếu tố trong mối quan hệ liên cá nhân (interpersonal). Con người không làm chủ được số phận của mình, vì hành vi được dẫn dắt bởi bản năng và việc thỏa mãn các nhu cầu sinh học cơ bản. Hành vi không có tính ngẫu nhiên mà đã được xác định bởi những trải nghiệm trong quá khứ.

LIỆU PHÁP THÂN CHỦ TRỌNG TÂM

BS NguyỄn Minh TiẾn

Liệu pháp Thân chủ trọng tâm (client-centered psychotherapy), hoặc theo cách gọi tên với nghĩa rộng hơn như hiện nay là Nhân vị trọng tâm (person-centered psychotherapy), là thuật ngữ được chọn để gọi tên cho một nhóm những phương pháp trị liệu tâm lý dựa trên quan điểm lý thuyết về bản chất con người và các tương tác xã hội được phát triển bởi Carl Rogers vào hai thập niên 1940 và 1950 (Brodley; 1988). Rogers là người đầu tiên dùng tên gọi ấy để chỉ phương pháp trị liệu của mình. Sau đó, nhiều tác giả khác đã phát triển thêm các “phân nhánh” cho lọai liệu pháp này; trong đó phải kể đến Eugene Gendlin với “liệu pháp kinh nghiệm” (experiential psychotherapy; 1979) và các tác giả Leslie Greenberg, Laura Rice, Robert Eliott với “liệu pháp tiến trình-kinh nghiệm” (process-eperiential psychotherapy; 1993).
Lúc còn trẻ, C. Rogers đã dành phần lớn thời gian cho cuộc sống ở nông trại, nơi mà ông đặc biệt quan tâm đến công việc nghiên cứu các quá trình kích thích tăng trưởng cây trồng và làm các thực nghiệm về nông nghiệp. Công việc kích thích tăng trưởng và kiểm định các giả thuyết trong nghiên cứu đã giúp hình thành những thái độ trong cuộc sống cũng như sau đó trở thành những đặc trưng cơ bản trong quan điểm làm việc của Rogers.
Về sau, khi Rogers làm công việc của một chuyên viên tham vấn tại một trung tâm hướng dẫn trẻ em (child guidance clinic), ông đã tiếp xúc với các tư tưởng của Otto Rank – người đã có ảnh hưởng đến Rogers về một số quan điểm như: nhấn mạnh vào tiềm năng sáng tạo của con người, việc trị liệu có mục đích nhắm đến sự chấp nhận bản ngã như là một thực thể độc đáo và có khả năng tự lực, lòng tin vào thân chủ như là nhân vật trung tâm của tiến trình trị liệu, thân chủ là nhà trị liệu của chính mình, và việc trị liệu phải nhấn mạnh vào các trải nghiệm đang xảy ra trong hiện tại hơn là những gì đã xảy ra trong quá khứ... (Raskin & Rogers; 1989).
Rogers cũng chịu ảnh hưởng bởi trào lưu tư tưởng của Roosevelt vào thập niên 1930, từ đó hình thành nên quan điểm lạc quan của Rogers về bản chất con người và niềm tin rằng con người cần phải được đối xử một cách tôn trọng và có lý lẽ ngay cả khi hành vi của họ không phải lúc nào cũng hợp lý.
Tuy nhiên, đối với Rogers, ảnh hưởng lớn nhất mà ông có được là từ những trải nghiệm của những thân chủ mà ông đã tiếp xúc và làm việc. Theo Rogers, chính thân chủ là người biết rõ điều đau khổ của họ là gì, hướng đi của họ sẽ về đâu và vấn đề nào là cấp thiết.
Vào thập niên 1940, Rogers gọi liệu pháp của mình là “liệu pháp không hướng dẫn (non-directive therapy). Ông nhấn mạnh vào tính chất đặc trưng của nhà trị liệu là không hướng dẫn thân chủ của mình. Mục đích trị liệu là tạo ra một bầu không khí cởi mở và không can thiệp. Vào thập niên 1950, Rogers bắt đầu nhấn mạnh đến “sự thấu cảm” (empathic understanding) và sang thập niên 1960, những tính cách của nhà trị liệu được Rogers nhấn mạnh là “sự hài hòa” (congruence) và “tính trung thực” (genuineness).
Về sau, Rogers áp dụng quan điểm của mình một cách sâu rộng hơn ra ngoài các môi trường khác không thuộc tâm lý trị liệu và làm việc với các nhóm người không phải là thân chủ... Quan điểm thân chủ trọng tâm ảnh hưởng sang cả ngành giáo dục ở Hoa Kỳ, và điều đó khiến Rogers đặt lại tên cho phương pháp của mình là “nhân vị trọng tâm” (person-centred) để phản ảnh sự chuyển đổi đối tượng của phương pháp không chỉ bao gồm những thân chủ trong tâm lý trị liệu mà còn nhắm đến bản chất con người và các mối tương tác xã hội nói chung.
Liệu pháp thân chủ trọng tâm có thể áp dụng cho rất nhiều loại thân chủ/bệnh nhân ở nhiều lọai cơ sở trị liệu khác nhau. Carl Rogers khởi đầu việc trị liệu của mình như một nhà trị liệu theo định hướng phân tâm tại Trung tâm Hướng dẫn Trẻ em ở New York, nơi ông làm việc với những trẻ em thiệt thòi và gia đình của chúng. Sau đó, ông làm việc tại Trung tâm Tư vấn thuộc Đại học Chicago, phục vụ cho các đối tượng trong cộng đồng cũng như cho các sinh viên đại học.
Những nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm có thể làm việc với thân chủ có đủ mọi loại vấn đề như trầm cảm, lo âu, rối loạn nhân cách và cả các bệnh nhân loạn thần.
Theo Smith (1982), Carl Rogers được xếp hạng là nhà tâm lý trị liệu có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất, vượt trên cả ảnh hưởng của Sigmund Freud, mặc dù trong thực tế chỉ có khoảng 9% trong tổng số các nhà trị liệu tự nhận mình theo trường phái thân chủ trọng tâm. Mặt khác, hầu hết các nhà trị liệu hiện nay có xu hướng đi theo quan điểm chiết trung (eclectic), và khỏang 1 phần 3 trong số này phối hợp liệu pháp thân chủ trọng tâm với các lọai liệu pháp nhân văn khác theo nhiều định hướng khác nhau (Norcross & Prochaska; 1988).

Khái niệm về nhân cách - Nhân cách như một tiến trình

Liệu nhân cách con người có tính kiên định, vững chắc, khó thay đổi như cấu trúc của một tòa nhà, hay là nó có thể thay đổi như các giai điệu của một ca khúc?
Học thuyết thân chủ trọng tâm cho rằng nhân cách con người có tính chất giống như các giai điệu của một bản nhạc mà người ta có thể “chơi” theo nhiều kiểu khác nhau, vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời mình. Điều đó có nghĩa là: con người những “cấu trúc đang diễn tiến” (structure-in-process). Trường phái thân chủ trọng tâm không phủ nhận các cấu trúc, ví dụ các nét tính cách vẫn có thể tồn tại, và cũng không phủ nhận tính hằng định liên tục của nhân cách theo thời gian. Nhưng điểu quan trọng là các cấu trúc nhân cách vẫn liên tục thay đổi dù đôi lúc chúng có vẻ bất biến và không đổi. Có thể so sánh sự thay đổi ấy với sự thay đổi trong hình thể của các cấu trúc trong tự nhiên như núi, sông, bờ biển... Trong khi nhìn bề ngoài các cấu trúc ấy không thay đổi nhưng các hiện tượng trong tự nhiên lại liên tục làm biến đổi chúng theo kiểu bồi đắp thêm hoặc hủy hoại, bào mòn...
Caspi và cs. nhận thấy những người có tính cách lệ thuộc khi còn thơ bé vẫn có thể giữ lại đôi nét những tính cách ấy khi lớn lên nhưng có thể biểu hiện chúng dưới những hình thức trưởng thành hơn như nương tựa lẫn nhau và duy trì những mối quan hệ hỗ trợ. Bản thân các học thuyết của Freud hay Rogers cũng là những “cấu trúc đang diễn tiến”: các quan điểm của họ cũng liên tục thay đổi và tăng trưởng dù cả hai lý thuyết đều có những quan điểm nền tảng khá kiên định.
Có thể nói quan điểm xem nhân cách như một tiến trình nhấn mạnh: các nét nhân cách (personality traits) không phải là những cấu trúc kiên định mà được xem là các “chiến lược hành động” (action strategies) (Cantor; 1990) và nói chung, trường phái thân chủ trọng tâm xem con người như một tiến trình sống.
Cuộc sống qua từng thời khắc (moment-by-moment living)
Trong khi các tác giả của “Giả thuyết tái hiện” (reappearance hypothesis) cho rằng “con người học tập và bảo lưu những khái niệm, hình ảnh, ký ức, và rồi hành động, đơn giản chỉ là tái hoạt lại những nhu cầu và đòi hỏi, chính xác như những bản sao của các sự kiện đã xảy ra trước đó” (Anderson, 1974); trường phái thân chủ trọng tâm cho rằng thực tế xảy ra trái ngược lại: “Hành vi của các loài sinh vật, mỗi cái đều xảy ra lần đầu tiên... và không có gì rõ ràng cho thấy rằng có một hành vi nào đó được lập lại vào lần thứ hai. Chúng ta liên tục làm nên những điều mới mẻ... Khi xem xét kỹ, chúng ta thấy những hành vi có vẻ như được lập lại thực sự lại thể hiện những sự khác lạ dưới một dạng thức nào đó... Bạn không bao giờ chải răng hai lần hoàn toàn giống nhau.” (Epstein, 1991).

Tiềm năng học tập (Learning potential)

Để có chức năng sống đầy đủ, con người phải học tập liên tục qua từng giây phút một. Con người tiếp nhận các phản hồi từ môi trường sống, rồi điều chỉnh ứng xử của mình khi tương tác với những người khác xung quanh. Con người sống tốt nhất khi họ hành động một cách thông minh, và liệu pháp thân chủ trọng tâm luôn nhấn mạnh đến việc tăng cường khả năng suy nghĩ rõ ràng và thông minh của thân chủ (Van Balen, 1990; Zimring, 1990). Việc học hỏi thường xuyên sẽ giúp bổ sung thêm các chi tiết và làm mới lại những niềm tin, các khái niệm, các sơ cấu, các cấu trúc và vận hành các nét nhân cách. Theo thời gian sự học tập giúp cho sự tiến triển dần dần các thuộc tính và, đến một lúc nào đó, dẫn đến sự biến đổi đang kể các đặc trưng của một con người.
Tiềm năng tăng trưởng (Growth potential)
Carl Rogers lúc đầu nói đến “khuynh hướng hiện thực hóa” (actualizing tendency) ở các lòai sinh vật và về sau ông mở rộng ý tưởng này bằng việc cho rằng: khuynh hướng hiện thực hóa chỉ là hình thức cá biệt của một khuynh hướng được định hình rộng lớn hơn của cả vũ trụ, được tìm thấy ở ở những sinh vật lẫn những vật thể vô tri, đó khuynh hướng nhắm đạt đến một trật tự tốt hơn, phức tạp hơn và có tương quan gắn kết hơn. Tiến trình này lại bao gồm hai tiến trình nhỏ hơn là thống hợp (integration) và biệt hóa (differentiation).
Ở mức độ cá nhân một con người, khuynh hướng hiện thực hóa nhắm đến phát triển cá nhân đó bằng cách tạo lập một cấu trúc sống vừa thống hợp hơn vừa biệt hóa hơn. Điều nhấn mạnh ở đây không phải là việc con người về cơ bản là tốt hay xấu, mà là con người về cơ bản có một “tiềm năng thay đổi” (Shlien & Levant, 1984). Nghiên cứu trên những trẻ em lớn lên và sống sót trong những hòan cảnh sống bất lợi cho thấy sự phát triển tâm lý của con người có những khả năng tự bảo vệ và tự điều chỉnh rất cao (Masten, Best, Garmazy, 1990).
Khả năng sáng tạo (creativity)
Để sống đầy đủ, con người phải sáng tạo trong cuộc sống hằng ngày, bởi mỗi tình huống khi xảy ra đều có sự khác biệt đôi chút so với trước đó, và hiện tại luôn đặt ra những thách thức cho sự vận dụng một cách sáng tạo những gì đã học vào những hoàn cảnh sống mới. Trong quá trình sống, con người thường xuyên khám phá và phát hiện những cách thức mới để tồn tại và ứng xử, dù rằng phần nhiều các cách thức mới này chỉ thể hiện những điều chỉnh sáng tạo tương đối nhỏ.
Khả năng định hướng tương lai (future orientation)
Một người luôn khám phá và học hỏi sẽ có thể tìm được sự định hướng cho tương lai và những khả năng còn để ngỏ của nó. Con người là sinh vật biết nhìn đến phía trước do những hành vi của con người được hướng dẫn bởi những gì mà họ tưởng tượng sẽ xảy ra trong những thời khắc sau đó hơn là bởi những gì mà họ thấy được trong hiện tại (Markus & Nurius, 1987).  Chính bằng cách tiên liệu được những gì sẽ xảy đến, bằng cách nào việc ấy xảy ra và bản thân mình có khả năng gì để đạt đến việc ấy, mà con người xác định được hành vi của mình. Shlien (1988) đã khẳng định rằng: “Tương lai quan trọng hơn quá khứ trong việc xác định hiện tại”. Quá khứ ảnh hưởng đến chúng ta vì chúng ta sử dụng kinh nghiệm từ quá khứ để tiên liệu cho tương lai, chứ không phải vì quá khứ “kết dây nối” vào cuộc sống chúng ta rồi máy móc điều khiển hành vi của chúng ta.
Tương tác (interaction)
Con người có bản chất tương tác với nhau. Con người luôn luôn là “con-người-trong-bối-cảnh”. Hành vi của một người luôn xuất phát cả từ nhân cách của người ấy lẫn từ trong những mối quan hệ trong cuộc sống của người ấy. Môi trường sống của một con người bao gồm gia đình và các quan hệ liên cá nhân khác như hàng xóm, các mạng lưới hỗ trợ xã hội, các thông số và giá trị về văn hóa. Ngòai ra còn có các quan hệ trong nghề nghiệp, kinh tế, tôn giáo, chính trị... Có một giao diện động và liên tục giữa cái ngã và các tình huống bên ngòai. Chúng ta tự “định cấu hình” cho bản thân để phần nào đó đáp ứng lại với những gì được cho là quan trọng và đang hiện diện trong thời khắc hiện tại. Vì thế, một “bộ mặt” nào đó của chúng ta sẽ có thể xuất hiện trong tình huống này và một “bộ mặt” khác lại xuất hiện trong một tình huống khác. Đây là quan điểm về “trường” (field) trong hành vi con người và cũng tương thích với quan điểm hệ thống.
Cái ngã trong bối cảnh, Tính tự chủ và Chủ nghĩa cá nhân (Self-in-context, Autonomy & Individualization)
Đối với Carl Rogers, việc đạt đến sự tự chủ là một mục đích rất quan trọng trong sự phát triển của con người, cũng như đối với hầu hết các học thuyết về nhân cách ở phương Tây. Rogers cho rằng một con người có chức năng sống đầy đủ là người có khả năng tự kiểm soát và hành động dựa trên các giá trị mà bản thân đã lựa chọn chứ không cứng nhắc tuân thủ theo các uy lực từ bên ngoài.
Tuy nhiên, một số các tác giả thuộc trường phái thân chủ trọng tâm ngày nay đã phê phán việc Rogers đã quá nhấn mạnh đến sự tự chủ và chủ nghĩa cá nhân, và cả kiểu tư duy như thế ở phương Tây nói chung (Holstock, 1990; O’Hara, 1992). Họ cho rằng các giá trị này có tính đặc hiệu của nền văn hóa phương Tây, thậm chí còn đặc trưng nhiều cho nam giới, và các tác giả này nhấn mạnh hơn đến một khái niệm khác (cũng rất phương Tây) đó là khái niệm “đồng phụ thuộc” (codependency) (Bishop, 1992). Những tác giả này cho rằng trong một số nền văn hóa khác, đường biên giới phân định cái ngã của mỗi người không chỉ dừng lại ở lớp da của người đó, mà còn có thể trải rộng sang cả gia đình và những tập thể rộng lớn hơn. Họ nhấn mạnh đến những đường biên giới uyển chuyển hơn là những đường biên giới cứng nhắc của cái ngã theo kiểu tâm lý học phương Tây. Những yếu tố xác định hành vi của con người nằm trong một “trường” gồm nhiều lực tác động, bao gồm cả cái ngã, điều đó trái ngược với tâm lý học phương Tây trong đó những yếu tố nguyên nhân được xem là định vị bên trong cá nhân mỗi người.
O’Hara (1992) đưa ra khái niệm về một “cái-ngã-trong-bối-cảnh”, qua đó ông nhấn mạnh đến bản chất của con người là có tính liên kết lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Barrett Lennard (1993) cũng cho rằng “cái ngã của một cá nhân chỉ là một trong những hình thức thể hiện của đời sống lòai người; các hình thức khác có thể kể ra bao gồm các mối quan hệ, gia đình và cộng đồng xã hội”. O’Hara và Wood (1993) cho rằng “Cá nhân không mất đi bản sắc của mình khi ở bên trong tập thể. Họ chỉ làm cho tương hợp giữa cái Tôi và cái Chúng Ta”.
Arthur Bohart (1995) tin rằng yếu tố chính vận hành xuyên suốt trong khái niệm về tính tự chủ của Rogers chính là một sự cảm nhận về tính hiệu quả (agency): Một thứ cảm nhận khi con người đương đầu với các thách thức. Tính tự chủ hay tự lập không hàm ý là một cảm nhận về sự tự thỏa mãn, mà quan trọng hơn đó là cảm nhận về khả năng và tính hiệu quả của bản thân mình. Bởi vì sự thử thách luôn là phần cố hữu hiện diện bất cứ khi nào con người làm một việc gì đó trong cuộc sống (nghề nghiệp, quan hệ, chăm sóc con cái...). Cho nên khi có được cảm nhận về khả năng của bản thân, con người sẽ có thể đối mặt và đương đầu tốt với các thách thức, và đó cũng chính là nền tảng của chức năng sống hiệu quả (Dweck & Leggert, 1988). Một định hướng nhắm đến việc đương đầu với các thử thách sẽ dẫn chúng ta tập trung vào tiến trình thực hiện một công việc hơn là chú trọng đến kết quả của nó, và thất bại được xem là loại thông tin được học tập để rút kinh nghiệm hơn là thông tin cho thấy sự kém hiệu quả của một ai đó.
Thực tế khác nhau giữa các nền văn hóa dẫn đến các khái niệm khác nhau về cái ngã. Nhà tâm lý trị liệu phải tôn trọng tiềm năng tăng trưởng sẵn có bên trong thế giới nhận thức của từng cá nhân con người hơn là sử dụng những phương thức “khách quan”, “đúng đắn” để áp dụng đối với họ.

Giao tiếp

Thúc đẩy sự giao tiếp giữa những cá nhân có thế giới nhận thức khác nhau (ví dụ, giữa thân chủ và nhà trị liệu) là điều quan trọng hơn việc phán xét về quan điểm ai đúng, ai sai. Việc cởi mở chia sẻ những cảm xúc và quan điểm theo cách thức tôn trọng lẫn nhau, trong một bầu không khí có tính chấp nhận sẽ thúc đẩy mối quan hệ hướng đến sự hòa hợp giữa những đối tác và huy động được “sự thông thái của cả hai bên hoặc của cả nhóm”. Đây cũng là điều quan trọng cho các cặp vợ chồng, các gia đình, cơ quan, giữa các dân tộc và các quốc gia.

Mối quan hệ hài hòa giữa hai cái ngã

Đó là một tiến trình giao tiếp mà trong đó tất cả các khía cạnh của cái ngã được tôn trọng, được lắng nghe đều quan trọng ngang nhau từ hai phía đối tác. Khi được lắng nghe một cách thân hữu, cởi mở, tất cả những khía cạnh của cái ngã như ý nghĩ, cảm xúc và những trải nghiệm (bao gồm cả những “lời nói bên trong” được nhập tâm từ cha mẹ và xã hội), thì khả năng bên trong của mỗi người sẽ vận hành hướng đến sự tổng hợp đầy sáng tạo. Tất cả những “tiếng nói bên trong” cũng có thể tham gia góp phần vào.
Sự hài hòa (congruence) chính thực là một tiến trình nội tại (Lietaer, 1991). Sự hài hòa không luôn luôn có nghĩa là sự hài hòa trong nội tâm (inner harmony). Một cảm nhận về sự hài hòa nội tâm có thể xuất hiện rồi mất đi. Tuy nhiên, nếu một người nào đó có tính hài hòa – cởi mở và chấp nhận tất cả những “tiếng nói bên trong” – thì tiến trình tổng hợp một cách sáng tạo sẽ vận hành đi tới.

Trải nghiệm, Cảm xúc và Tình cảm

Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm vừa đánh giá cao những suy nghĩ thông minh, hợp lý, vừa xem trọng những cảm xúc và trải nghiệm; tất cả đều là những nguồn thông tin quan trọng về cách thức mà con người đương đầu một cách sáng tạo với thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên, những trải nghiệm thì không giống với các suy nghĩ hợp lý, nhưng chúng lại là cách thức căn cơ hơn giúp con người hiểu được bản thân và thế giới bên ngoài. Trải nghiệm cũng khác với tình cảm (Bohart, 1993). Trải nghiệm là mô hình nhận biết một cách trực tiếp, không dùng lời, các cách thức vận hành và các mối quan hệ trong thế giới, giữa cái ngã và thế giới bên ngòai, và giữa cả những thành tố bên trong cái ngã. Trải nghiệm bao gồm cả điều thường được gọi là sự “trực giác”. Tuy nhiên, chẳng có gì là huyền bí ở đây cả. Chúng ta vẫn thường cảm nhận và nhận biết được các mối liên hệ mà chúng khó có thể diễn tả ra thành lời. Ví dụ, chúng ta có thể cảm nhận được ngay một người đang “xịu mặt”, trước khi dùng suy nghĩ phát hiện rằng có điều gì đó không ổn đang xảy ra nơi người ấy (Lewicki, 1986).
Các ý nghĩa có được thông qua sự trải nghiệm trực tiếp thường mạnh hơn rất nhiều so với các ý nghĩa có được qua tư duy nhận thức. Trong một mối quan hệ, trải nghiệm được yêu thương là một cảm nhận rất phức tạp mà các suy nghĩ hợp lý hoặc các phát biểu thành lời khó có thể chuyển tải được hết ý nghĩa. Thông qua sự tương tác với mẹ, đứa trẻ nhũ nhi có thể thông báo cho mẹ nó biết rằng người mẹ đã thấu hiểu nó hay không. Điều này không có nghĩa là đứa trẻ đã có được một “khái niệm” về sự thấu hiểu. Thay vào đó, đứa trẻ đã cảm nhận trực tiếp cái cách thức tương tác hài hòa, hiểu nhau giữa nó và mẹ nó. (Stern, 1985)
Gendlin (1964; 1969) tin rằng trải nghiệm có tính phức tạp hơn tư duy hợp lý và sự diễn đạt bằng lời. Chính trải nghiệm mới là nguồn lực cho sự sáng tạo. Eistein đã có được cảm nhận về thuyết tương đối trước khi ông có thể phát biểu lý thuyết ấy bằng lời nói. Chúng ta cũng có thể cảm nhận được có gì đó không ổn trong một mối quan hệ trước khi có thể dùng lời để nói rõ đó là điều gì.
Trong nội tâm, chúng ta cũng có một trực cảm (felt sense) về cách thức mà cuộc sống của chúng ta đang diễn ra và cách thức mà các tình huống sống đã xảy đến với chúng ta. Cũng theo Gendlin, chính ở bình diện các cảm thức mà những thay đổi có tính trị liệu mới có thể xảy ra. Việc trị liệu tâm lý phải dẫn đến một sự chuyển đổi về cách thức mà chúng ta liên hệ với thế giới bên ngoài, sao cho sự biến đổi ấy có thể được cảm nhận trực tiếp thay vì chỉ là sự thay đổi về mặt lý trì.
Cảm xúc (feelings)
Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm được biết đến như những người thường hay khuyến khích thân chủ hãy “tin tưởng vào cảm xúc”, hoặc hãy “chạm đến cảm xúc”... Cảm xúc, theo quan điểm thân chủ trọng tâm, còn nhiều hơn cả tình cảm. Trong khi ta cảm thấy giận hoặc buồn, thì thực sự ta đang cảm nhận những khuôn mẫu ý nghĩa phức tạp hơn thế. Để nhận biết được những cảm xúc, cùng lúc ta phải nhận biết được những tình cảm nào mà ta đang có, đồng thời nhận biết được kiểu cách liên hệ giữa ta và thế giới bên ngòai đang xảy ra như thế nào. Ví dụ ta có thể “cảm thấy có điều gì đó bất ổn trong cuộc sống” và “cảm thấy cuộc sống của ta đang bị mất thăng bằng”. Khi nói “hãy tin tưởng vào cuộc sống của bạn” thì có nghĩa là hãy lắng nghe cảm xúc như một nguồn thông tin quan trọng, chứ không có nghĩa là hãy làm theo những gì chúng bảo.
Một nữ thân chủ nói với nhà trị liệu rằng cô “cảm thấy” chồng cô không yêu thương cô nữa. Về mặt tâm lý, khi cô nghĩ và nói ra điều này, cô đã không thể dẫn ra một lý lẽ nào để giải thích được cảm xúc ấy. Người chồng nói anh ta vẫn yêu cô, nhà trị liệu thì kết luận rằng cô đã nhận định sai hoàn cảnh hiện tại do bởi cô đã có những vấn đề trong mối quan hệ với cha cô hồi còn bé. Sau đó, người nữ thân chủ này đã tìm đến một nhà trị liệu khác, và chỉ sau hơn một tháng, chồng cô tuyên bố rời bỏ cô. Anh ta thừa nhận trong nhiều tháng qua đã ngoại tình và yêu một phụ nữ khác. Rõ ràng những cảm xúc của thân chủ trong trường hợp này chủ yếu đã dựa vào những thay đổi trong cách thức cư xử của người chồng đối với cô, những thay đổi tinh tế đến mức nếu chỉ sử dụng lý trí cô khó có thể nhận dạng được.
Tuy nhiên, cảm xúc không luôn luôn lúc nào cũng đúng và đôi khi có thể dẫn đến việc thấy một điều gì đó “có vẻ đúng” dù thực tế không đúng như vậy. Như trường hợp thân chủ nêu trên, cảm nhận không ổn về người chồng cũng có thể là đã không đúng. Tuy nhiên, nếu cô vẫn tin vào cảm xúc của mình thì cô có thể tiếp tục kiểm định lại dựa trên những trải nghiệm mà cô đã có được từ trong cuộc sống chung với chồng mình.
Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tin rằng những người có chức năng sống đầy đủ có thể sử dụng tất cả những gì mình có. Họ có thể vận dụng cả khả năng tư duy hợp lý và giải quyết vấn đề, lẫn khả năng sử dụng những cảm nhận theo kinh nghiệm về những gì có ý nghĩa riêng đối với bản ngã của họ. Cả hai nguồn thông tin đều có thể sai lầm: việc thực hiện chức năng sống đầy đủ cần phải xem xét cả hai nguồn thông tin ấy.
Cái ngã như một tiến trình (Self as Process)
Đối với học thuyết thân chủ trọng tâm, cái ngã không phải là một sự vật hoặc một tác nhân ở bên trong con người, mà là “một trải nghiệm về cính mình như một con người trọn vẹn ở một thời khắc nhất định nào đó”. Cùng lúc ấy, chúng ta định hình nên những ý niệm về chính chúng ta nhằm giúp chúng ta tổ chức lại những gì mình hiểu biết về thực tế cuộc sống, theo cùng một cách thức mà ta dùng để tạo nên những ý niệm về những sự vật khác. Cái “ý niệm về bản thân” này (self-concept) là một cấu trúc trong sự hiểu biết mà chúng ta sử dụng như một “tấm bản đồ” để giúp chúng ta “lèo lái” thực tế (Shlien, 1970). Nó có tính chất đa chiều kích, nhưng có hai khía cạnh quan trọng là “cái ngã thực” và “cái ngã lý tưởng”. Cái ngã thực (real self-concept) là hình ảnh của chúng ta về một con người mà ta nghĩ ta thực sự đang là; còn cái ngã lý tưởng (ideal self-concept) là hình ảnh của chúng ta về một con người mà ta nghĩ ta nên là. Một người có chức năng sống đầy đủ sẽ giữ lấy hai khía cạnh trên của cái ngã một cách chừng mực. Sẽ là không lành mạnh nếu chấp giữ vào một cái ngã quá cứng nhắc, vì cái ngã sẽ luôn trưởng thành và thay đổi. Chúng ta sẽ phải điều chỉnh lại ý niệm về cái ngã của mình để phù hợp với những trải nghiệm sống mới, cũng như chúng ta cũng phải sửa đổi các ý niệm khác sao cho phù hợp với những trải nghiệm sống của bản thân.

Lý thuyết về sự phát triển

Mặc dù Rogers có trình bày một số quan điểm về sự phát triển tâm lý, nói chung trường phái thân chủ trọng tâm vẫn không nhấn mạnh vào điều này, tuy nó vẫn hàm chứa một quan điểm về sự phát triển. Đầu tiên, một đứa trẻ được sinh ra đã là một sinh vật năng động, hiếu kỳ, thích khám phá, quan tâm đến việc học hỏi từ thế giới xung quanh và có một mối quan tâm nội tại về sự phát triển những khả năng của chính mình. Đứa trẻ sẽ lắng nghe và học hỏi từ tất cả những trải nghiệm sống của nó: từ cha mẹ, từ các trẻ đồng trang lứa, bà con, hàng xóm, thầy cô và từ những câu chuyện kể... Trẻ đặc biệt quan tâm đến việc học hỏi từ kết quả của những hoạt động mà trẻ tự mình cố gắng thực hiện và khám phá.
Như một cơ thể đang tăng trưởng, đứa trẻ sẽ không “hoàn tất” con đường đi của mình trong vài năm đầu đời. Lý thuyết phân tâm xem những trải nghiệm sống trong những năm đầu đời là có tính “nền tảng”, có vai trò định hình ban đầu và ảnh hưởng đến tất cả các cấu trúc nhân cách về sau. Trường phái thân chủ trọng tâm lại xem con người vẫn liên tục phát triển. Và khi phát triển, con người mang những gì mà mình học được trước đó vận dụng vào việc hiểu chính bản thân mình và thế giới xung quanh. Quan điểm này tương đồng với Piaget hơn là với Freud. Theo quan điểm của Piaget, sự phát triển là một tiến trình trải dài trong đó các giai đoạn sau sẽ phát huy và tổ chức lại những gì đã xảy ra trong các giai đoạn trước. Các ý tưởng và trải nghiệm ban đầu vẫn được bảo lưu nhưng được kết hợp với các cấu trúc thực tại mới hơn, tinh tế hơn, sao cho những dạng thức học tập lúc ban đầu sẽ bị đổi khác đi.
Freud xem sự phát triển có mô hình dưới dạng một kim tự tháp, trong đó những gì học tập được lúc đầu đời sẽ tập trung ở phần đáy, còn những gì đến sau sẽ ở những phần trên cao hơn. Học thuyết thân chủ trọng tâm xem sự phát triển giống như một bộ những “chiếc hộp Trung Hoa”, trong đó thuở ấu thơ được ví như chiếc hộp nhỏ nhất nằm ở bên trong cùng, các giai đoạn sau của đời sống thì giống như những chiếc hộp lớn hơn lần lượt lồng vào chiếc hộp ban đầu, và cứ thế, cứ thế... Mỗi một trải nghiệm sống mới tạo thêm một khung sườn rộng hơn, kiên cố hơn so với những trải nghiệm trước đó và giúp cho cá nhân đó thống hợp tốt hơn.
Ngòai ra, con người còn có khuynh hướng tìm đến sự khám phá và đối đầu với những thử thách hơn là tránh né những đau khổ và hụt hẫng. Các lý thuyết gia tâm động học cho rằng “con người có một khuynh hướng phổ biến là muốn tránh sự đau khổ” (Strupp & Binder, 1984), và trẻ em thường có khuynh hướng muốn chối bỏ, tránh né và dồn nén cảm xúc và những trải nghiệm đau thương. Trái lại, Bohart (1995) lại nhận thấy một cách đáng ngạc nhiên về sự cam đảm của các thân chủ của ông khi họ thường xuyên phải đối đầu với những nỗi đau, thách thức và luôn cố gắng làm chủ cuộc sống của họ. Ngay cả trẻ em cũng thường xuyên lập lại những cuộc đối đầu với các sự kiện đau thương và những trải nghiệm gây hụt hẫng để cố gắng làm chủ lấy chúng. Con người chỉ tránh né đau khổ và hụt hẫng khi họ cảm thấy mình đã mất hết năng lực để giải quyết chúng (Bandura, 1986), như trường hợp những trải nghiệm vượt quá sức chịu đựng ở những trẻ em bị xâm hại chẳng hạn.
Khi nào một người có “chức năng sống đầy đủ” (fully functioning)
Rogers và cs. đã phát triển một thang đo lường những thay đổi trong trị liệu, phân mức độ từ chỗ gọi là “rối loạn chức năng” (dysfunctional) cho đến “có chức năng sống đầy đủ” (fully functional). Theo Rogers, ở đầu thứ nhất của thang đo biểu thị một chức năng tâm lý cứng nhắc, kiên định, chuyên biệt hóa kém, vô cảm, lạnh lùng; còn ở đầu thứ hai của thang đo là biểu thị cho một chức năng tâm lý được đặc trưng bởi sự chấp nhận thử thách, uyển chuyển và các phản ứng có tính chuyên biệt hóa cao, bởi sự trải nghiệm tức thời những cảm xúc của bản thân và trong thâm sâu chấp nhận những cảm xúc ấy như là của chính mình (Rogers, 1961b). Khi con người có chức năng sống đầy đủ, họ sẽ có lối sống mềm dẻo, uyển chuyển: xử lý một cách cân nhắc các sơ cấu nhận thức, kiểm định chúng dựa trên các trải nghiệm, mở lòng chấp nhận các cảm xúc, lắng nghe và học hỏi từ các phản hồi, đối thoại với chính mình và với những người xung quanh, cảm thấy mình có thể tự định hướng cho cuộc đời mình. Ở giữa thang đo là biểu thị cho các chức năng sống ở nhiều mức độ khác nhau.
Chức năng sống đầy đủ có ý nghĩa đơn giản là một con người ở mỗi thời điểm đều vận hành như một quá trình đang tiến triển. Điều này không hoàn toàn có nghĩa là người đó phải hài lòng, mãn nguyện và hạnh phúc (Rogers, 1961a). Một con người sống đầy đủ cũng không có nghĩa là phải luôn “vận hành một cách tối ưu”. Ngay cả khi có chức năng sống đầy đủ, con người vẫn có lúc cảm thấy bế tắc, mất năng lực, không hiệu quả và hụt hẫng. Tuy nhiên, ngay cả những lúc như thế, người ấy vẫn tiếp tục đấu tranh với vấn đề khó khăn của mình, cố gắng học hỏi và tiếp tục đi tới.

Mở rộng quan điểm “nhân vị trọng tâm” sang các lĩnh vực gia đình và nhóm

Quan điểm “nhân vị trọng tâm” đã được mở rộng và áp dụng sang cả lĩnh vực trị liệu gia đình (Lietaer, 1990; Levant & Shlien, 1984) và các nhóm (O’Hara & Wood, 1983). Các nguyên lý chung cũng vẫn tương tự như nhau: những gia đình và nhóm có chức năng sống đầy đủ là những tập thể người có sự giao tiếp cởi mở sao cho tất cả các tiếng nói đều được nghe thấy. Các quyết định được hình thành thông qua các quá trình thảo luận hơn là chỉ máy móc áp dụng các luật lệ, quan điểm hoặc những điều “nên, không nên”. Việc đối thọai và giao tiếp cởi mở có thể giúp huy động được “sự thông thái tập thể”. Trái lại, các nhóm và gia đình có sự trở ngại trong đối thọai thì các thành viên sẽ dễ duy trì một hệ thống các luật lệ, các quan điểm cứng nhắc và dễ có khuynh hướng dẫn đến rối lọan chức năng.

Bệnh lý rối lọan chức năng

Từ quan điểm thân chủ trọng tâm, một hành vi bất thường có thể phát sinh khi một con người không có khả năng vận hành theo một cách thức liên tục phát triển. Các vấn đề tâm lý không phải là do sự sai lầm về niềm tin hoặc nhận thức, và cũng không phải ở chỗ những hành vi ấy có tính không thích nghi hoặc không hiệu quả. Khi con người đương đầu với các thách thức trong cuộc sống, họ cũng có lúc nhận thức sai, ứng xử không thỏa đáng hoặc có những niềm tin lệch lạc. Tuy nhiên, sự rối loạn chức năng chỉ xảy ra khi chúng ta “thất bại trong việc học” từ những thông tin phản hồi và vì thế vẫn bị vướng mắc vào những nhận thức sai hoặc những hành vi không thỏa đáng ấy. Sự rối loạn chức năng chính là sự thất bại trong việc học hỏi và thay đổi. Theo quan điểm thân chủ trọng tâm, có ba cách giải thích liên quan đến việc vì sao sự thất bại này xảy ra, đó là sự thiếu hài hòa (incongruence), không thể tồn tại như một tiến trình (failure to be in process) và khó khăn trong việc xử lý thông tin.
  • Thiếu hài hòa
Quan điểm phổ biến nhất về sự rối lọan chức năng theo trường phái thân chủ trọng tâm là: hành vi bất thường phát sinh do sự trái ngược, mâu thuẫn giữa một bên là ý niệm về cái ngã và bên kia là những trải nghiệm sống. Ví dụ, Janet là một sinh viên giỏi ở trường đại học. Trong hình ảnh về bản thân (self-image), cô muốn mình sẽ trở thành một bác sĩ. Tuy nhiên, trong các giờ học môn sinh và môn hóa cô lại có những trải nghiệm rất xa lạ và không như ý muốn, và sự mâu thuẫn này đã khiến cho cô phiền lòng.
Tuy nhiên, không phải sự mâu thuẫn này làm nên tình trạng rối lọan chức năng, mà là do ở cách thức đương sự đáp ứng và cố gắng giải quyết sự trái ngược này. Nếu các cấu trúc trong nhận thức được đương sự xử lý một cách chừng mực thì người ấy sẽ có khả năng thống hợp lại các khía cạnh có tính đối lập nhau bên trong cái ngã của mình, và chính từ khả năng thống hợp này mà sự sáng tạo mới có thể được nảy sinh. Nhưng nếu các khía cạnh đối lập nhau trong ý niệm về cái ngã vẫn còn được lưu giữ một cách cứng nhắc, tiến trình thống nhất và tổng hợp này sẽ bị bế tắc.
Con người thường học cách bảo lưu các thành phần của cái ngã một cách cứng nhắc do bởi cha mẹ họ, các giáo viên và nền văn hóa của họ áp dụng những “tiêu chuẩn đánh giá” đối với họ. Đó là, họ chỉ cảm thấy mình có giá trị khi tuân theo những chuẩn mực và giá trị của người khác. Điều này khiến cho họ dễ chấp nhận một cách cứng nhắc những “điều nên làm” khi xem xét những cách thức sống mà họ được người khác trông đợi. Một khi có sự thiếu hài hòa giữa những điều răn cứng nhắc và những trải nghiệm thật sự của bản thân, họ sẽ không thể thách thức những điều răn ấy, và vì thế họ sẽ có khuynh hướng đáp ứng lại bằng cách chối bỏ những trải nghiệm thực của mình hoặc tìm cách diễn giải chúng khác đi. Khi không còn khả năng lắng nghe những trải nghiệm của chính mình thì họ đã lấy đi sức mạnh của chúng. Để rồi sau đó, họ chỉ có thể chủ yếu dựa vào những “điều răn” để hướng dẫn cho sự chọn lựa của mình. Khi nỗi lo âu và tính không hài hòa không được giải quyết, đương sự sẽ dần dần cảm thấy bất lực và trở nên trầm uất.
Janet, trong ví dụ trên, qua nhiều năm đã được “lập trình” bởi chính cô, bởi cha mẹ cô và bởi các giáo viên của cô, để trở thành một bác sĩ. Để theo đuổi chương trình này, cô đã phải bỏ qua những cảm xúc không phù hợp khi tham dự những lớp học môn sinh và môn hóa. Điều này dường như cũng đã ảnh hưởng lên nhân cách của cô, khiến cho bạn bè cũng cảm nhận cô như một người xa cách và hay phòng vệ. Nhưng đến một ngày kia, Janet đến lớp với một vẻ hoàn toàn khác: cởi mở, nhiệt tình và thân thiện. Cô bảo với mọi người rằng cô đã có một quyết định quan trọng của riêng mình: cô sẽ thay đổi chuyên ngành học của mình sang lĩnh vực nghệ thuật. Cô bộc bạch rằng sau cùng cô đã bắt đầu lắng nghe các trải nghiệm của mình và nhận thấy rằng thật tâm cô không muốn trở thành một bác sĩ. Chính việc tin tưởng vào trải nghiệm của chính mình đã cho phép cô tự mở ra những con đường đi mới.
Vấn đề của Janet là ở chỗ cô đã cứng nhắc chấp giữ một niềm tin rằng mình phải trở thành một bác sĩ. Khi cô xem xét niềm tin ấy một cách đúng mực và đánh giá nó dựa trên chính những trải nghiệm của mình, cô đã chọn quyết định thay đổi ngành học. Tuy nhiên, cô cũng có thể đi theo hướng ngược lại: đó là tiếp tục chọn việc học để trở thành một bác sĩ ngay cả khi cô không thích học sinh và học hóa. Và điều quan trọng ở đây là Janet  đã đặt ra các câu hỏi và thách thức các cấu trúc nhận thức của mình.
Sự thiếu hài hòa có thể xảy ra dưới nhiều hình thức. Một số người đã khái quát hóa các ý niệm tiêu cực về cái ngã và phán xét chúng một cách khắc khe về mọi lĩnh vực. Điều này đã dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như những hành vi chống đối xã hội và rối loạn nhân cách. Một số người khác có thể cảm thấy sự thiếu hài hòa chỉ trong một số lĩnh vực chuyên biệt nào đó, ví dụ không thể chấp nhận được cản xúc giận dữ chẳng hạn. Gần đây, Speierer (1990) đã cố gắng chuyên biệt hóa các lọai thiếu hài hòa khác nhau trong các lọai rối lọan tâm lý khác nhau. Ông cho rằng các thân chủ bị trầm cảm chủ yếu là do sự chấp giữ những ý niệm về cái ngã quá hoàn hảo, trong khi đó những bệnh nhân hysterie lại chấp giữ cứng nhắc và thái quá những khía cạnh tích cực trong hình ảnh về bản thân khi họ cố gắng xuất hiện trước người khác theo một cách thức nhất định. Tuy nhiên, các nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm tin rằng mỗi cá nhân đều có tính độc đáo và không thể có một quy luật bất biến nào có thể quyết định lọai thiếu hài hòa nào sẽ gây nên lọai rối loạn nào.
  • Không thể tồn tại như một một tiến trình
Quan điểm này có thể xem như một sự mở rộng của ý tưởng về sự thiếu hài hòa. Khi tư tưởng của Rogers thay đổi, ông ngày càng tập trung nhiều hơn vào ý tưởng cho rằng sự rối lọan chức năng có liên quan đến mức độ mà con người không tồn tại (không sống) như một tiến trình.
Gendlin cũng cho rằng tâm bệnh bắt nguồn từ việc thất bại của con người không thể sống như một tiến trình. Những người trải qua các vấn đề về tâm lý là những người “thiếu tập trung” (Gendlin, 1969). Đó là vì họ đã không chú tâm vào “dòng chảy” của những trải nghiệm theo một cách thức có thể giải quyết các vấn đề của họ một cách sáng tạo. Thay vì lắng nghe một cách thấu cảm nội tâm của mình, họ lại khắc khe phê phán các cảm xúc và phản ứng của chính họ, bằng cách tự “lên lớp” bản thân, phân tích bản thân hoặc cố gắng tự “thiết kế lại” bản thân (Gendlin, 1964). Trong những trường hợp nghiêm trọng, như tâm thần phân liệt chẳng hạn (Gendlin, 1967), người bệnh có thể cảm thấy đời sống nội tâm của chính mình quá hỗn độn, quá “bệnh”, khiến sau cùng họ cũng quay mặt đi với chính nội tâm của họ và cho rằng chẳng có gì đáng tin ở đó cả!
  • Các quan điểm về xử lý thông tin
Vào năm 1974, Wexler và Rice đã xuất bản một quyển sách trình bày về một số quan điểm về vấn đề xử lý thông tin trong liệu pháp thân chủ trọng tâm. Ý tưởng của Rogers và Gendlin đã được viết lại bằng ngôn ngữ của tâm lý học nhận thức. Mỗi cá nhân con người đã phát triển nên những sơ cấu (schemata) trong nhận thức của mình để tổ chức lại các nguồn thông tin từ thế giới bên ngoài. Việc một người có chức năng sống đầy đủ bao gồm khả năng đồng hóa (assimilation) liên tục các thông tin này vào trong các sơ cấu, tạo nên những cấu trúc hiểu biết chuyên biệt hơn, thống hợp hơn. Tâm bệnh được xem là bắt nguồn từ những hệ thống các sơ cấu kém chuyên biệt và có tính cứng nhắc, khiến con người mất khả năng thống nhập các nguồn thông tin mới. Một tiến trình quan trọng trong sự tạo lập các cấu trúc hiểu biết chuyên biệt hơn, thống hợp hơn đó là sự “chú tâm” (attention). Nếu con người thất bại trong việc chú tâm một cách hiệu quả vào các nguồn thông tin mới thì sẽ dẫn đến sự tồn tại một cách kiên định của những cấu trúc hiểu biết cũ (Anderson, 1974). Toukmanian (1990) cũng đã chỉ rõ rằng những người có vấn đề thường thất bại trong việc gỡ bỏ các suy nghĩ có trước của họ, và vì thế không thể chú ý đến các nguồn thông tin mới rất phong phú. Ngoài ra, họ cũng thất bại trong việc xây dựng những giả thuyết để họ có thể chọn lựa.
Greenberg và cs. (1993) đã phát triển một học thuyết tổng hợp về nhận thức liên quan đến chức năng sống của cá nhân con người dựa trên lý thuyết thân chủ trọng tâm. Đối với các tác giả này, trải nghiệm của một con người vào một thời khắc nào đó là sản phẩm tổng hợp phức tạp của các sơ cấu nhận thức, động cơ và các khuynh hướng hành động. Chúng được tổng hợp lại rồi dẫn đến một cảm nhận huyền diệu về bản thân chúng ta trong một tình huống cụ thể, đồng thời cũng tạo nên những phản ứng cảm xúc đặc hiệu mà từ đó con người chúng ta được “tổ chức” lại để có thể thực hiện những hành động. Các vấn đề tâm lý nảy sinh do con người bị mất khả năng trong việc chú tâm đến và biểu trưng hóa những phản ứng nội tâm của chính mình hoặc do bởi những phản ứng của họ biểu hiện dưới dạng những “kiểu thức cảm xúc cứng nhắc” (rigid emotion schemes). Kiểu thức cảm xúc cứng nhắc là các cách thức phản ứng về mặt cảm xúc đã được học tập trước đó nhưng khi biểu hiện thì lại không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Các tác giả này đã đặc biệt nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các phản ứng cảm xúc trong chức năng sống của con người. Cảm xúc phản ánh những khuynh hướng hành động; nó thông tin về cách thức mà một người đang trải nghiệm như thế nào vào thời điểm đó. Vì thế, việc mất khả năng nhận biết hoặc tiếp cận với nguồn thông tin về cảm xúc sẽ ảnh hưởng một cách đáng kể lên khả năng thích nghi của một con người. Sự thất bại này sẽ thường xuyên làm nảy sinh những phản ứng rối lọan chức năng và khiến đương sự không thể linh họat chọn lựa các hành vi mới để đáp ứng với những đòi hỏi của hoàn cảnh sống.

Tâm bệnh dưới góc nhìn có tính tương tác

Các vấn đề tâm lý không được xem như những thực thể “bên trong” của con người, mà luôn được xem xét trong mối tương tác giữa con người và hoàn cảnh sống. Bản chất của nó là sự tương giao giữa con người với thế giới bên ngoài. Các vấn đề nảy sinh khi con người phải đương đầu với những hoàn cảnh thách thức khả năng linh hoạt của họ trong việc giải quyết vấn đề. Sự chuẩn bị cho các thách thức trong đời sống cũng khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có những lúc tạm thời bị rối loạn chức năng nếu chúng ta đang đương đầu với một thách thức vượt quá các nguồn lực ứng phó của bản thân.Tình trạng stress quá mức do hoàn cảnh kinh tế hoặc bệnh tật có thể khiến chúng ta bị mất khả năng liên lạc và tổng hợp những “trải nghiệm có vấn đề” của chúng ta (problematic experience). Nếu một người nào đó đang là thành viên trong một tập thể đang được vận hành sai chức năng (một gia đình hoặc một nhóm làm việc chẳng hạn), thì người ấy cũng có thể bị tổn thương khả năng này.

Rối lọan chức năng trong gia đình và nhóm

Sự rối lọan chức năng trong gia đình và nhóm cũng có cùng những lý do như trường hợp xảy ra ở các cá nhân. Các tổ chức, tập thể, giống như các cá nhân, cũng là những thực thể sống rất năng động; chúng có thể vận hành một cách có lý trí nếu như các tiến trình giao tiếp bên trong chúng diễn ra một cách cởi mở. Hành vi bệnh lý xảy ra khi sự giao tiếp bên trong nhóm bị bế tắc. Công trình nghiên cứu về “tư duy tập thể” (group-think) của Janis (1972) là một ví dụ minh họa tốt về cách thức mà một tập thể đã vận hành sai chức năng nếu như có sự tắc nghẽn các kênh giao tiếp giữa các thành viên bên trong nhóm cũng như giữa nhóm đó với thế giới bên ngoài.

Đánh giá mức độ rối lọan chức năng

Các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm thường không đi tìm những công cụ chẩn đoán hoặc đánh giá theo truyền thống. Những phương thức đánh giá như thế sẽ khuyến khích một cách nhìn “từ bên ngoài” đối với thân chủ, như thể thân chủ đang được đem ra mổ xẻ, phân tích hoặc như thể bị “xem xét dưới kính hiển vi”! Điều này đi ngược lại với lập trường có tính thấu cảm của trường phái thân chủ trọng tâm, trong đó nhà trị liệu cố gắng cảm nhận thân chủ từ bên trong những trải nghiệm độc đáo của người ấy. Việc phân loại con người sẽ khiến cho nhà trị liệu bị lệch sang xu hướng trị liệu cho một cá nhân như là thành phần của một “lọai người” hơn là như một con người có những tính cách riêng biệt. Một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu và thiết lập quan hệ với thân chủ tên Jack hoặc với thân chủ tên Carolyn, chứ không phải với “Jack-rối lọan ranh giới” hoặc với “Carolyn-ái kỷ”... Tuy nhiên, vì lĩnh vực sức khỏe tâm thần cần dùng đến những tên gọi để chẩn đoán, nên các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm vẫn sử dụng chúng với mục đích thông tin trong giới chuyên môn.
Các nhà trị liệu theo xu hướng “tiến trình-kinh nghiệm” như Greenberg và cs. (1993) thì sử dụng cách thức chẩn đóan theo tiến trình (process diagnosis). Một chẩn đóan theo tiến trình là cách thức đánh giá của một nhà trị liệu dựa trên các kiểu thức cảm xúc sai chức năng (dysfunctional emotion schemes) mà thân chủ cần phải thay đổi và khả năng sẵn sàng của thân chủ trong việc thực hiện sự thay đổi ấy vào một thời điểm nào đó trong tiến trình trị liệu. Điều quan trọng ở đây là nhà trị liệu không đặt nặng vào “nội dung” của cảm xúc được biểu hiện (vì dụ thân chủ óan giận người cha của mình) mà chỉ chú ý đến những bằng chứng cho thấy thân chủ đang trải nghiệm sự bế tắc trong khi đang giải quyết vấn đề cá nhân của mình. Nhà trị liệu theo xu hướng “tiến trình-kinh nghiệm” sẽ tìm kiếm những “chỉ báo”, tức là những dấu hiệu về lời nói, hành vi và cảm xúc cho thấy thân chủ đang đấu tranh với việc xử lý các cảm xúc của họ. Ví dụ, một chỉ báo cho một “phản ứng có vấn đề” có thể là: khi thân chủ mô tả sự bối rối, khó xử của họ khi họ phản ứng với một tình huống hoặc với một người nào đó. Sự bối rối này có thể là cảm giác thấy mình đã có một phản ứng không hợp lý, lệch lạc, thái quá hoặc không như ý muốn. Một chẩn đóan theo tiến trình về loại chỉ báo này sẽ giúp cho nhà trị liệu biết được loại phương pháp này có thể được sử dụng tốt nhất vào lúc ấy để nắm bắt và đi sâu vào sự khám phá của thân chủ.

Thực hành trị liệu

Liệu pháp thân chủ trọng tâm theo truyền thống vào lúc khởi đầu thì có tính chất “không hướng dẫn” (non-directive). Mục đích của nhà trị liệu chủ yếu là người đồng hành cùng với thân chủ trên con đường tự khám phá bản thân. Bằng cách là người đồng hành, nhiệt tình, thấu cảm và chân thành, nhà trị liệu sẽ mang đến một bầu khí có tính thúc đẩy niềm tin của thân chủ vào bản thân để có thể hướng đến sự tăng trưởng.
Tuy nhiên, trong thập niên 1960, một xu hướng mới đã hình thành trong số các nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm. Những tác giả này muốn xem liệu pháp thân chủ trọng tâm như một “triết lý của việc trị liệu” hơn là một “cách thức chuyên biệt để thực hành trị liệu”. Họ cho rằng nếu nhà trị liệu là một người nhiệt tình, thấu cảm và chân thật, ông ta có thể năng động hơn và thậm chí có thể sử dụng những kỹ thuật từ các loại liệu pháp (Holstock & Rogers, 1983). Đối với nhiều nhà trị liệu, liệu pháp thân chủ trọng tâm đã trở thành “triết lý nhân vị trọng tâm”, và trong bối cảnh ấy nhà trị liệu có thể thực hành trị liệu theo những phương cách có tính chiết trung. Kết quả là, nhiều trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm hiện nay đã phối hợp nhiều kỹ thuật của các liệu pháp khác như các kỹ thuật Gestalt, hành vi, thôi miên và vận dụng các kỹ thuật có tính thách thức (confrontative) vào việc thực hành trị liệu. Natalie Rogers (Toms, 1988) đã phối hợp nghệ thuật và khiêu vũ vào liệu pháp của bà với tên gọi là “liệu pháp diễn xuất thân chủ trọng tâm” (person-centered expressive therapy). Tương tự, “liệu pháp kinh nghiệm” của Gendlin và “liệu pháp tiến trình-kinh nghiệm” của Greenberg và cs. cũng chủ trương nhà trị liệu có thể thực hiện một cách có hệ thống những cố gắng thúc đẩy tiến trình khám phá để giúp thân chủ tăng trưởng.
Trái lại, các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm theo kiểu cổ điển (Brodley, 1993) lại không đồng tình với sự phát triển liệu pháp theo cách thức trên. Họ tin rằng việc sử dụng một cách có hệ thống bất cứ lọai kỹ thuật trị liệu nào sẽ gây phương hại cho thái độ “không hướng dẫn”, nền tảng của việc để thân chủ tự dẫn dắt và tự tìm lối đi của riêng mình hướng đến sự tăng trưởng.

Triết lý của việc trị liệu

Liệu pháp thân chủ trọng tâm dựa vào niềm tin rằng chính thân chủ sẽ “chữa lành” bản thân họ và tạo nên sự tăng trưởng bản ngã của chính họ. Sự tăng trưởng và bình phục xảy ra từ bên trong con người của thân chủ, mặc dù các tiến trình bên ngòai có thể thúc đẩy hoặc trì hoãn việc tăng trưởng này. Có sự tương đồng giữa cây cỏ và trẻ em trong việc tự mình lớn lên, dù rằng người nông gia hoặc các bậc cha mẹ có thể giúp tạo thuận lợi hoặc làm chậm đi những tiến trình tăng trưởng này.
Liệu pháp thân chủ trọng tâm có tính độc đáo ở chỗ nhấn mạnh vào tiềm năng tự bình phục của mỗi con người. Mặc dù những liệu pháp tâm lý khác cũng đồng ý về con người có những tiềm năng tích cực bên trong, nhưng các nhà trị liệu theo những trường phái khác lại không tin rằng thân chủ có thể tự mình sử dụng tiềm năng này nếu họ không có được sự hướng dẫn của nhà trị liệu. Điều này có thể do thân chủ quá mong muốn né tránh sự đau khổ để có được sự an toàn khiến cho họ cũng né tránh việc đối đầu với các vấn đề và làm cho các tiềm năng ấy bị tắc nghẽn; hoặc cũng có thể do họ bị vướng nắc vào những tư duy sai lầm mà họ chỉ có thể được “giải thoát” bởi nhà trị liệu. Nhà trị liệu trở thành “chuyên gia hướng dẫn” về vấn đề gì mà thân chủ cần phải đương đầu để tăng trưởng.
Trái lại, công việc của một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm là cung cấp một điều kiện tối ưu để thân chủ có thể vận hành những “khả năng tự tổ chức nội tại” và “khả năng tự vượt qua” (intrinsic self-organizing & self-transcending capacities). Trong điều kiện có tính hỗ trợ, lòng tin hướng đến tăng trưởng của thân chủ sẽ vượt qua khuynh hướng né tránh khổ đau. Con người có khả năng chịu đựng và đối đầu với những nỗi khổ đau lớn lao trong cuộc sống chừng nào mà họ cảm thấy có cơ hội làm chủ được các hoàn cảnh gây ra đau khổ cho họ. Chỉ khi cảm thấy bất lực họ mới tránh né đau khổ và tìm kiếm sự an tòan (Dweck & Leggett, 1988) hoặc khi họ cảm thấy không đủ khả năng đương đầu với đau khổ (Bandura, 1986).
Nhà trị liệu không nhất thiết phải để thân chủ đương đầu với những trải nghiệm đau thương đã từng dồn nén rất sâu trong lòng, ví dụ những trải nghiệm bị xâm hại từ thời thơ ấu. Nếu những điều kiện an toàn mà nhà trị liệu mang lại giúp thân chủ bắt đầu phát triển một cảm nhận về khả năng bình phục và tăng trưởng của mình, họ sẽ dần dần mong muốn đối mặt với những trải ngiệm như thế nếu như họ thấy việc này là cần thiết để giúp họ có thể tiếp tục phát triển. Từ điểm mốc đó trở đi, những trải nghiệm đau thương ấy sẽ dần dần lộ diện như một phần của tiến trình tự bình phục.
Nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm khởi đi từ vị trí của thân chủ vào lúc bắt đầu tiến trình trị liệu. Nếu vấn đề của thân chủ khiến họ cảm thấy nặng lòng triền miên, nhà trị liệu sẽ tập trung làm việc với họ về những gì mà họ đang bận tâm chứ không đánh giá rằng “có những vấn đề sâu xa hơn cần phải đối mặt”. Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tin vào khả năng của thân chủ trong việc tự định hướng và tự điều chỉnh bản thân. Đây là khía cạnh quan trọng nhất của việc trị liệu và thân chủ sẽ tự đi sâu hơn trong việc khám phá bản thân khi họ thấy đó là việc cần thiết.

Cấu trúc cơ bản của liệu pháp thân chủ trọng tâm

Nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm khá linh hoạt trong cách thức cấu trúc mối tương tác trị liệu. Cách thức tiêu biểu nhất của họ là gặp thân chủ trong những buổi trị liệu kéo dài khoảng một giờ, và mỗi tuần một lần. Tuy nhiên, nhà trị liệu vẫn có thể điều chỉnh công thức này tùy từng trường hợp cụ thể. Các cuộc gặp cũng có thể diễn ra tại văn phòng của nhà trị liệu hoặc ở một nơi khác. Gendlin (1967) có thể tiếp xúc với một bệnh nhân trên đường đi từ bệnh phòng đến nhà ăn của bệnh viện; Bohart có thể làm việc với thân chủ ở bãi cỏ trong bệnh viện, vv...
Mặc dù liệu pháp cần được thực hiện qua nhiều buổi trị liệu, nhưng các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm cũng tin rằng có đôi lúc những thay đổi quan trọng có thể xảy ra chỉ qua một buổi trị liệu duy nhất (Rogers & Sandford, 1984). Không có ý nghĩa gì nếu ta đặt ra một khoảng “thời gian trung bình” cho một tiến trình trị liệu. Bohart (1995) đã từng trị liệu cho các thân chủ với thời gian thay đổi từ một buổi duy nhất cho đến những liệu trình kéo dài hàng trăm buổi!
Nhà trị liệu cũng có thể sử dụng tất cả các thể thức trị liệu: cá nhân, nhóm, gia đình hoặc cặp vợ chồng. Sự lựa chọn thể thức trị liệu phải cùng được thực hiện bởi nhà trị liệu và tất cả các thành viên tham gia.

Thiết lập mục đích trị liệu

Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tin rằng chính thân chủ là người biết rõ điều gì đang gây tổn thương cho họ và điều gì mà họ cần phải thay đổi (thông qua sự hiểu biết có tính trực giác). Vì thế nhà trị liệu không phải thiết lập mục đích cho việc trị liệu, vd. “phải thay đổi điều gì, vượt qua điều gì...”; cũng như không cần phải có những lời khuyên như “hãy kiên định hơn”, đừng suy nghĩ vô lý nữa”, hoặc “hãy thoát khỏi mối quan hệ không lành mạnh ấy”... Thay vì thế, mục đích trị liệu là cung cấp những điều kiện trong đó thân chủ có thể phát huy được những tiềm năng của họ trong việc đương đầu với những trải nghiệm có vấn đề, khám phá chúng, rút ra những ý nghĩa mới và quan trọng, và tái tổ chức những trải nghiệm sống của họ một cách sáng tạo theo những cách thức hiệu quả hơn.
Tại sao nhà trị liệu lại không đơn giản cho thân chủ của mình một “câu trả lời”? Như trong phần đầu có nói rằng con người sống trong những thế giới nhận thức khác nhau mà nhà trị liệu có thể chỉ biết một chút ít thôi. Trong một đoạn phim nổi tiếng về buổi làm việc của Carl Rogers với một thân chủ tên Gloria (Shostrom, 1965), vấn đề của Gloria là cô đã nói dối với con gái mình về sự thật là cô đã có quan hệ tình dục khi chưa lập gia đình. Cô muốn Rogers cho biết rằng cô có nên nói với con về sự thật này không. Rogers đã từ chối và rồi ông giúp cho cô đi đến câu trả lời của chính cô. Trong khi xem phim, một số sinh viên của Bohart đã thể hiện sự không hài lòng: “Tại sao Rogers không yêu cầu cô ta phải trung thực?”.
Một lý do để giải thích việc này đó là chỉ có Gloria mới biết được những điều tế nhị và phức tạp thực sự trong cuộc sống của cô cũng như trong mối quan hệ giữa cô và con gái mình. Chính cô mới biết được các mối quan hệ rắc rối đã góp phần làm nên cuộc đời riêng của mình. Những điều là thông minh đối với người ngoài có thể là không đúng với người trong cuộc. Vì thế, cuối cùng thì chỉ có cô mới có thể biết cách làm thế nào để tái tổ chức và tổng hợp lại những yếu tố trong thế giới nhận thức của mình để tìm ra một giải pháp cho cuộc sống của riêng cô. Nếu Rogers cho Gloria một lời khuyên (vd, “Vâng, tốt hơn là nên thành thực”) thì điều ấy có thể có tác dụng. Tuy nhiên, một điều khác cũng có thể xảy ra là Gloria sẽ đơn giản tuân theo lời khuyên ấy mà không vận dụng đến sự thông thái của riêng mình, và sự thông thái ấy hẳn sẽ lụi tàn dần.
Mặc dù tất cả các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm đều đồng ý không thiết lập mục đích trị liệu cho những gì mà thân chủ cần phải thay đổi, nhưng họ vẫn có thể khác nhau trong việc liệu có thiết lập mục đích về “cách thức” làm thế nào để giúp thân chủ một cách tốt nhất trong việc tìm kiếm giải pháp. Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm chính thống thì không thiết lập mục đích gì cho cả thân chủ lẫn cho tiến trình trị liệu. Họ tin rằng các thay đổi nơi thân chủ sẽ xảy ra tốt nhất là khi họ không cố gắng làm cho chúng xảy ra, mà thay vào đó họ sẽ tập trung vào cách thức hiện diện của họ như một nhà trị liệu đối với thân chủ. Thật vậy, mục đích mà nhà trị liệu thiết lập khi ấy là những mục đích mà họ dành cho chính họ: phải thấu cảm, chấp nhận, tôn trọng và hài hòa. Trong tiến trình trị liệu, nhà trị liệu, trong một ý nghĩa nào đó, làm việc trên bản thân mình hơn là làm việc trên thân chủ. Nếu nhà trị liệu cảm thấy rằng mình không hiểu được thân chủ, ông ta sẽ cố phấn đấu để làm được việc đó. Nếu nhà trị liệu cảm thấy mình không được hài hòa, ông ta sẽ phấn đấu để trở nên hài hòa hơn.
Những nhà trị liệu theo kiểu “kinh nghiệm” và “tiến trình-kinh nghiệm” thì không chấp nhận thái độ không hướng dẫn này. Họ cho rằng nhà trị liệu có thể “xử lý” các mục đích và việc hỗ trợ sẽ giúp thúc đẩy một số tiến trình khám phá nơi thân chủ, giúp thân chủ tìm được giải pháp một cách hiệu quả hơn.

Kỹ thuật và chiến lược trị liệu

Liệu pháp thân chủ trọng tâm theo truyền thống

Trong liệu pháp thân chủ trọng tâm, việc thiết lập một mối quan hệ trị liệu tốt tự nó đã là kỹ thuật và chiến lược trị liệu. Quá trình “cùng hiện diện với thân chủ”, trong ý nghĩa là nhà trị liệu chấp nhận thân chủ “như là chính họ”, đi sâu vào thế giới suy tư và cảm xúc của thân chủ và hiện diện như là một người đáng tin cậy đối với thân chủ, những yếu tố ấy đủ để thúc đẩy một tiến trình thay đổi.
Những gì mà nhà trị liệu có thể làm là thể hiện những cố gắng của ông trong việc tìm hiểu những trải nghiệm nơi thân chủ. Điều này sẽ bộc lộ dưới một hình thức thể hiện có tên gọi là “sự phản ảnh” (reflection). Phản ảnh là một cách đáp ứng qua đó nhà trị liệu thể hiện sự cố gắng của mình trong việc hiểu những gì thân chủ đang trải nghiệm và đang cố nói đến. Nhà trị liệu có thể phản ảnh những cảm xúc, những ý nghĩa, những trải nghiệm, những tình cảm hoặc bất kỳ hình thức phối hợp nào của những điều ấy. Nhà trị liệu thường đi sâu hơn những gì được thân chủ công khai nói ra, cố gắng nắm bắt những gì mà thân chủ đang thực sự trải nghiệm nhưng lại chưa được nói đến. Tuy nhiên, nhà trị liệu chỉ cố nắm bắt những trải nghiệm nào vẫn còn trong trạng thái có thể nhận biết được của thân chủ. Nhà trị liệu không cố gắng nắm bắt những khía cạnh của trải nghiệm có thể có trong vô thức của thân chủ. Đây là sự khác biệt chính yếu giữa sự phản ảnh của trường pháo thân chủ trọng tâm và kỹ thuật diễn giải (interpretation) của trường phái tâm động học (phân tâm học).
Ví dụ sau sẽ minh họa thêm cho sự khác biệt giữa hai kỹ thuật này:
Thân chủ: “Tôi đang cảm thấy mất phương hướng trong nghề nghiệp của mình. Mỗi khi tôi làm được một việc gì đó có tính sáng tạo, có thể giúp tôi thăng tiến, thì dường như tình hình lại rối tung lên. Tôi thấy mình chẳng bao giờ có thể phát huy được khả năng của mình. Có cái gì đó đang gây bế tắc”
Kỹ thuật phản ảnh: “Thật là hụt hẫng cho bạn khi bạn bị bối rối và bị mất đi những cơ hội của mình; có vẻ như có điều gì đó đang xảy ra nơi bạn khi việc ấy cứ hay lập đi lập lại”
Kỹ thuật diễn giải theo kiểu tâm động học: “Cứ như thể mỗi khi bạn tiến gần đến thành công thì bạn lại vô tình làm hỏng chính mình. Có thể là sự thành công mang một ý nghĩa nào đó khiến cho bạn bị phiền nhiễu hoặc không cảm thấy thỏai mái chăng, và bạn đã không nhận biết rõ về điều này.
Lưu ý rằng sự diễn giải này thực sự vẫn có thể đúng, nhưng việc diễn giải có thể là cố gắng làm cho thân chủ chú tâm đến một điều gì đó mà hiện tại họ không ý thức được. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa kỹ thuật phản ảnh và kỹ thuật diễn giải.
Đối với các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm, điều quan trọng là phải đáp ứng lại một cách tự nhiên và có tính trị liệu về tất cả những gì đang xảy ra giữa nhà trị liệu và thân chủ ngay tại thời khắc ấy. Mặc dù sự phản ảnh là hình thức truyền thống của sự diễn đạt tinh thần thấu cảm của nhà trị liệu, một số biểu hiện tự nhiên của sự thấu cảm có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác (Bozarth, 1984), ví dụ như nhà trị liệu có thể “tự bộc lộ” (self-disclosure) những trải nghiệm riêng của bản thân mình khi có sự “cộng hưởng” với các trải nghiệm nơi thân chủ. Ở một thời điểm nào đó, chính cảm nhận về sự chia sẻ giữa nhà trị liệu và thân chủ cũng có thể dẫn nhà trị liệu đến việc tự nhiên đề xuất ra một kỹ thuật. Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm không bị ngăn cấm trong việc đề xuất ra một kỹ thuật. Chính cái cách thức mà họ sử dụng kỹ thuật mới là điều quan trọng. Một kỹ thuật chỉ có thể được đề xuất khi mà việc thực hiện kỹ thuật đó sẽ giúp cho tiến trình làm việc với thân chủ có thể tiếp diễn trong một mối quan hệ thực sự thấu cảm (Bohart & Rosenbaum, 1995). Kỹ thuật không nên là một cố gắng để “làm một cái gì đó cho thân chủ” hoặc “khiến một điều gì đó xảy ra”. Thân chủ luôn luôn tự do có thể từ chối một kỹ thuật. Tuy nhiên, nhà trị liệu thân chủ trọng tâm thường ít khi sử dụng các kỹ thuật.

Liệu pháp kinh nghiệm

Trong lĩnh vực tâm lý trị liệu nói chung, thuật ngữ “liệu pháp kinh nghiệm” được dùng để chỉ một nhóm các phương pháp trị liệu tập trung làm việc trên bình diện các cảm xúc và trải nghiệm của con người. Tuy nhiên, trong địa hạt của liệu pháp thân chủ trọng tâm, tên gọi “liệu pháp kinh nghiệm” chủ yếu dành để chỉ phương pháp trị liệu của tác giả Gendlin (1979). Gendlin, Beebe, Cassens, Klein và Oberlander (1967) đã lý giải về một số phát hiện từ nghiên cứu rằng việc trị liệu chỉ “xảy ra” khi có sự hiện diện của một tiến trình trải nghiệm. Thân chủ sẽ tăng trưởng khi họ chủ động xem xét các trải nghiệm và cảm xúc của họ, rồi sau đó có thể dùng lời nói ra các trải nghiệm ấy. Thân chủ sẽ không tăng trưởng khi họ chỉ nói “nói về” các vấn đề của họ dưới góc nhìn của lý trí hoặc chỉ nói về những tình huống bên ngoài của cuộc sống của họ. Gendlin và các nhà trị liệu theo liệu pháp kinh nghiệm cố gắng thúc đẩy tiến trình trải nghiệm theo ba cách thức cơ bản sau:
Cách thức 1: Họ sử dụng một kiểu đáp ứng thấu cảm đã được cải biên gọi là “đáp ứng có tính kinh nghiệm” (experiential responding) (Gendlin, 1968). Các đáp ứng này tập trung đặc biệt vào những khía cạnh có thể cảm nhận được trong trải nghiệm hiện tại của thân chủ và thường dựa trên những hình ản ẩn dụ (metaphor). Một đáp ứng kiểu kinh nghiệm đối với thân chủ trong ví dụ nêu trên có thể như sau: “Có vẻ như bạn đang thực sự đối đầu với nó, như thể đang đối đầu với một bức tường lớn và cố xô đổ nó nhưng không biết phải làm thế nào”.
Cách thức 2: Chia sẻ những trải nghiệm tức thời mà nhà trị liệu có được trong mối quan hệ trị liệu với thân chủ của mình (Gendlin, 1967). Nhà trị liệu tập trung vào trải nghiệm tức thời của chính mình trong tình huống ấy và cố gắng bộc điều đó ra thành lời. Điều này giúp làm sáng tỏ ra bản chất của điều đang diễn tiến giữa nhà trị liệu và thân chủ, đồng thời cung cấp một khuôn mẫu để thân chủ thấy được cách thức làm thế nào để có thể liên hệ với chính những trải nghiệm bên trong nội tâm của họ. Ví dụ, nhà trị liệu có thể nói với một thân chủ đang thinh lặng và buồn bã vì mới vừa có một sự mất mát như sau: “Một phần tôi muốn tiếp xúc với bạn để nói chuyện về sự mất mát của bạn; nhưng một phần tôi lại chỉ muốn ngồi im lặng với bạn để đồng hành với bạn khi bạn đang đau buồn. Tôi không chắc bạn muốn gì, nhưng tôi muốn bạn biết rằng tôi đang ở đây nếu bạn muốn nói và tôi cũng đang ở đây thậm chí chỉ để yên lặng cùng với bạn dù chỉ trong phút chốc thôi”.
Cách thức 3: Kỹ thuật thứ ba được gọi là “tiêu điểm” (focusing) (Gendlin, 1981). Thân chủ được yêu cầu hãy tập trung tinh thần và “dọn sạch một khỏang trống” bằng cách tưởng tượng rằng họ đã gạt được sang một bên tất cả những vấn đề của họ trong thời khắc ấy. Kế đó, họ sẽ xem xét từng khía cạnh của vấn đề của họ và cố gắng tập trung vào cách thức cảm nhận vấn đề ấy từ bên trong. Trong khi tập trung suy nghĩ như thế, thân chủ sẽ chờ đợi và lắng nghe tất cả những ngôn từ và khái niệm xuất phát từ những cảm nhận của mình; dần dần những cảm nhận về vấn đề sẽ được “tổ chức lại” và thân chủ có thể đạt đến khả năng “xử lý” tốt hơn những điểm then chốt trong vấn đề của họ.
Nhà trị liệu theo trường phái kinh nghiệm có thể sử dụng bất cứ khái niệm hoặc kỹ thuật nào nếu nó giúp cho việc thúc đầy thân chủ hướng đến việc tiếp xúc, khám phá những trải nghiệm bên trong con người họ, và tìm cách nói ra những trải nghiệm ấy thành lời. Nhà trị liệu có thể sử dụng phương pháp sắm vai theo kiểu gestalt, các kỹ thuật tập luyện cơ thể và thư giãn. Họ có thể nói về “quan hệ đối tượng” (object relations) và “những nhận thức sai chức năng” (dysfunctional cognitions) nếu những việc này giúp thân chủ liên hệ trực tiếp đến những trải nghiệm tức thời của họ vào thời điểm đang trị liệu. Vì thế, học thuyết của Gendlin về sự trải nghiệm đã cung cấp một cơ sở lý luận cho việc thực hành trị liệu tâm lý theo định hướng chiết trung (Gendlin, 1979).

Liệu pháp tiến trình-kinh nghiệm

Liệu pháp tiến trình-kinh nghiệm là một liệu pháp tổng hợp dựa trên quan điểm nhân vị trọng tâm về bản chất con người, nhưng lại rút ra thêm các ý tưởng từ các lý thuyết về nhận thức và tâm lý trị liệu theo trường phái gestalt.
Nhà trị liệu theo trường phái tiến trình-kinh nghiệm xem các vấn đề của thân chủ như là một sự thất bại trong việc khám phá các nguồn thông tin về nhận thức và cảm xúc. Mục đích trị liệu là nhằm thúc đẩy các kiểu vận hành về nhận thức cũng như cảm xúc ở những thời điểm khác nhau, sao cho thân chủ có thể gia tăng đến mức tốt nhất khả năng tự khám phá sâu xa bản thân họ. Công việc của nhà trị liệu bao gồm:
-          Chọn lựa cách can thiệp trị liệu tác động tốt nhất trên cảm xúc của thân chủ vào thời điểm đang trị liệu.
-          Hướng dẫn thân chủ một cách hệ thống thông qua các thao tác trong lọai can thiệp đã được lựa chọn. Các hành vi khác nhau của thân chủ cũng đóng vai trò như những chỉ báo giúp nhà trị liệu chọn lựa biện pháp can thiệp nào để áp dụng.
Greenberg và cs. xác định năm lọai chỉ báo cơ bản, trong đó có ba lọai chỉ báo chính yếu sau:
-          Điểm phản ứng có vấn đề (problematic reactionpoint):
Là khái niệm để chỉ thời điểm thân chủ có những phản ứng thái quá, bất ngờ hoặc không phù hợp. Ví dụ: thân chủ có thể nói về một điều gì đó một cách giận dữ mà thân chủ cảm thấy rất xấu hổ. Nhà trị liệu sẽ áp dụng một cách thức gọi là “khơi gợi sự bộc lộ” (evocative unfolding) và giúp thân chủ khám phá cả hai mặt của trải nghiệm có vấn đề ấy: đó là tình huống khiến thân chủ phát sinh phản ứng có vấn đề và trải nghiệm chủ quan của thân chủ vào thời điểm đó. Việc khơi gợi bộc lộ bao gồm những đáp ứng có tính thấu cảm của nhà trị liệu được thiết kế hết sức sống động và có tính gợi mở về mặt cảm xúc. Ví dụ, nhà trị liệu có thể nói một câu phản ảnh như sau: “Vâng, chính gương mặt với cái cười trịch thượng của anh ta đã khiến cho cô giận sôi lên được”. Tiến trình này dẫn thân chủ đi đến khám phá những cách thức làm thế nào mà họ đã đánh giá về tình huống ấy và bằng cách nào mà tình huống đó đã khiến họ có phản ứng như vậy. Thân chủ thường sẽ cảm thấy tốt hơn khi họ nhận ra rằng hành vi của họ, dù có “rối lọan” đến mức nào đi nữa, vẫn có một “ý nghĩa” nào đó ở bên trong, và sự khám phá này sẽ cho phép họ có khả năng phát triển một sự lựa chọn mới cho cách ứng xử của mình. Thân chủ cũng thường tự nhiên nhận ra rằng chính cách thức mà họ đã sử dụng để đánh giá hòan cảnh sống bên ngòai cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát sinh các vấn đề khác trong đời sống của họ.
-          Trải nghiệm về một sự “chia cắt” (split):
Lọai chỉ báo thứ hai là một trải nghiệm về sự chia cắt. Thân chủ ở trong trạng thái xung đột về một điều gì đó. Thường thì vấn đề đó được trình bày hai mặt, với một bên có ý gọi là “nên” bảo thân chủ là “hãy làm việc đó”, còn mặt bên kia có ý “muốn” bảo thân chủ rằng “ta không muốn làm việc này”. Khi gặp lọai chỉ báo này, kỹ thuật sắm vai với hai chiếc ghế (two-chair technique) theo kiểu gestalt có thể được áp dụng (Yontef, 1995). Thân chủ sẽ sắm lần lượt qua cả hai vai, ban đầu là ngồi trên chiếc ghế “nên” và sau đó đổi sang ngồi ở chiếc ghế kia để nói chuyện từ góc độ “muốn”. Thân chủ có thể luân phiên đổi ghế cho đến khi đạt được một mức độ thống hợp nhất định. Sự thống hợp xảy ra bởi vì mỗi vai diễn sẽ giúp thân chủ nhìn thấy được một “ý nghĩa” nào đó từ mặt đối lập phía bên kia. Những thay đổi trong khía cạnh “nên” đặc biệt sẽ thúc đẩy tiến đến sự thống hợp, bởi vì khía cạnh “nên” khi ấy sẽ chuyển dần từ cách nói bằng “ngôn ngữ khuyên răn” (“shoudistic” language) sang cách nói bằng diễn tả những niềm hy vọng và những nỗi lo âu. Thay vì nói “bạn nên học tập chăm chỉ”, người ta có thể nói “Tôi e rằng nếu bạn không học chăm chỉ thì bạn sẽ không đạt được mục đích của mình”.
-          Một “công việc chưa hòan tất” (unfinished business)
Lọai chỉ báo thứ ba là khi thân chủ có một “công việc chưa hòan tất” đối với một người khác. Để giải quyết vấn đề này, nhà trị liệu có thể sử dụng một hình thức được cải biên từ kỹ thuật hai chiếc ghế theo kiểu gestalt. Thân chủ sẽ sắm vai thực hiện các đoạn đối thoại giữa thân chủ và người có liên quan nêu trên, và thân chủ sẽ lần lượt sắm cả hai vai ấy khi thực hiện kỹ thuật. Việc này giúp thân chủ tìm đến một giải pháp của cá nhân mình cho các vấn đề cảm xúc được tạo nên từ mối quan hệ với người kia. Ví dụ, một người con gái bị lạm dụng tình dục bởi cha mình, khi trị liệu được cho sắm vai làm cuộc đối thoại giữa cô và người cha. Khi ngồi trên ghế sắm vai bản thân, cô đã bộc lộ nỗi giận dữ, tội lỗi và buồn bã về những gì mà người cha đã làm đối với cô. Rồi cô có thể đóng vai cha mình như một người mà sau cùng cô có thể tha thứ hoặc cô cũng có thể diễn tả vai người cha như “một kẻ nhẫn tâm không hề biết ân hận”. Dù trong trường hợp nào, cô gái ấy vẫn trở nên có khả năng rời xa mặc cảm tội lỗi của mình, rồi xa quá khứ và tái lập lại một cảm nhận về các giá trị và tiềm năng của chính bản thân mình.

Phải chăng có một liệu pháp thực sự là “thân chủ trọng tâm”?

Liệu rằng nhà trị liệu có thể vẫn trung thành với triết lý thân chủ trọng tâm hay không khi ông ta cố gắng thúc đẩy một cách có hệ thống việc khám phá các trải nghiệm nơi thân chủ, khai thông những “điểm phản ứng có vấn đề” hoặc giải quyết những công việc chưa hòan tất? Nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng tâm theo truyền thống sẽ trả lời là “Không”. Họ tin rằng làm việc theo cách như thế thực sự sẽ không còn tuân thủ nguyên tắc “không hướng dẫn”. Họ cũng cho rằng việc hướng dẫn thân chủ, ngay cả khi nhà trị liệu đề nghị thân chủ tập trung suy nghĩ về một việc gì đó, cũng sẽ làm mất đi một phần sức mạnh của thân chủ trong việc tự định hướng đi cho sự thay đổi của họ. Ngòai ra, khi làm như thế nhà trị liệu chỉ đang liên hệ đến một phần con người của thân chủ chứ không liên hệ với thân chủ như một con người toàn diện.
Trái lại những nhà trị liệu theo kiểu “kinh nghiệm” và “tiến trình-kinh nghiệm” lại cho rằng họ vẫn tôn trọng sâu sắc vào sự “thông thái bên trong” của thân chủ và vẫn vững tin vào khả năng của thân chủ trong việc tìm kiếm những giải pháp khôn ngoan. Họ cũng đánh giá cao việc thiết lập một mối quan hệ nồng ấm, chân thành và có tính thấu cảm. Tuy nhiên, đối với họ, nhà trị liệu là những “chuyên gia về tiến trình” (process expert), là người có thể cấu trúc lại các sự việc sao cho thân chủ có thể trở nên sáng tạo hơn và có thể đi đến cùng trong việc khám phá bản thân.
Bohart (1995) tin rằng học thuyết thân chủ trọng tâm có thể hỗ trợ cho một số phương pháp thực hành trị liệu khác nhau. Theo Brodley (1988), có một tập hợp gồm nhiều lọai liệu pháp thân chủ trọng tâm, trong đó các liệu pháp “kinh nghiệm” và “tiến trình-kinh nghiệm” cũng thuộc về tập hợp ấy. Tuy nhiên, các liệu pháp mới sau này nên được phân biệt với liệu pháp thân chủ trọng tâm theo truyền thống vì chúng có “tính tiến trình” và có tính hướng dẫn nhiều hơn.

Tiến trình trị liệu

Đối với những nhà trị liệu thân chủ trọng tâm, tiến trình trị liệu là một tiến trình đi theo sát “dòng chảy” của những sự kiện xảy ra từng thời khắc này sang thời khắc khác trong buổi trị liệu. Nhà trị liệu tập trung vào những chủ đề mà thân chủ đề cập đến, chứ không hướng cuộc nói chuyện sang các chủ đề mà nhà trị liệu xem là quan trọng. Ví dụ trong cuộc nói chuyện kéo dài khỏang nửa giờ giữa Rogers và thân chủ Gloria, Gloria đã đã nhiều lần chuyển đổi đề tài nhưng Rogers vẫn đi theo sự chuyển đổi đề tài của cô. Và rõ ràng đã có một sự khôn ngoan có tính trực giác trong sự chuyển đổi đề tài này, vì chúng đã dẫn Gloria đi sâu hơn trong việc khám phá vấn đề của cô.
“Điều gì” được nói đến thì gần như không quan trọng bằng cái “tiến trình diễn ra qua từng thời khắc” (moment-by-moment process): Dù thân chủ nói ra điều gì, liệu rằng anh ta có đang liên hệ với bản thân theo một cách thức sáng tạo và tự tiến triển hay không? Tiến trình trị liệu, vì thế, sẽ có một “dòng chảy” được cấu trúc tự thân bên trong nó, và thân chủ sẽ vẫn thường thay đổi chủ đề nhiều lần trước khi các vấn đề của họ được giải quyết.
Từ quan điểm thân chủ trọng tâm, khái niệm “kháng cự” (resistant) là một khái niệm không có lợi ích gì cả. Sự kháng cự là cách gọi của nhà trị liệu thuộc những trường phái khác dùng để định nghĩa những trường hợp khi nhà trị liệu nghĩ rằng lẽ ra thân chủ nên nói về, cảm thấy hoặc làm một việc gì đó khác hơn là những điều đang diễn ra nơi thân chủ. Khi thân chủ “phản kháng” tức là họ đang theo đuổi những gì mà họ cảm thấy sẽ giúp ích cho họ một cách tốt nhất nhằm giúp họ tồn tại và tăng trưởng vào thời điểm đó. Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm vào thời điểm đó sẽ cố gắng thấu cảm với động cơ và lý do của những ứng xử nơi thân chủ. Đây là cách tốt nhất để thúc đẩy tiến trình trị liệu đi tới. Thân chủ sẽ không còn “kháng cự” nếu nhà trị liệu tiếp tục duy trì một sự tiếp xúc có tính chân thành và thấu cảm; nhưng mối quan hệ sẽ mắc mứu vào sự kháng cự thực sự nếu nhà trị liệu ứng xử bằng thái độ “bề trên”, tìm cách hướng dẫn thân chủ và cố “mang sự thật đến cho họ”.
Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm đầu tư rất nhiều cho lòng tin vào khả năng của thân chủ trong việc tự định hướng của họ, do vậy, việc kết thúc trị liệu hiếm khi trở thành vấn đề. Thân chủ thường được động viên hãy rời bỏ sự lệ thuộc vào nhà trị liệu và hãy thử “bay bằng đôi cánh của chính mình” khi họ đã sẵn sàng. Thân chủ không cần phải được “chữa lành hoàn toàn” và tất cả mọi vấn đề phải được giải quyết (ai có thể làm được điều này?) để rồi mới có thể tự sống cuộc đời của mình. Các vấn đề là một phần của cuộc sống. Thân chủ đôi khi rời khỏi trị liệu bởi vì họ nghĩ rằng nay họ đã có thể tự mình giải quyết vấn đề của mình. Đôi khi thân chủ tự cho phép mình tiến đến giai đoạn kết thúc trị liệu bằng cách quyết định sẽ đến nhà trị liệu hai tuần một lần thay vì mỗi tuần một lần trước khi họ quyết định ngưng hẳn trị liệu. Ở một số trường hợp khác, thân chủ có thể quyết định một đơn giản là họ đã sẵn sàng ngưng trị liệu.
Khi một thân chủ quyết định ngưng trị liệu, nhà trị liệu và thân chủ sẽ cùng bàn bạc kỹ về quyết định ấy. Nếu nhà trị liệu có ý kiến dè dặt về sự kết thúc trị liệu của thân chủ, ông ta nên bày tỏ ý kiến của mình khi được thân chủ tham khảo. Trong các mô hình trị liệu trong đó nhà trị liệu được xem như một “chuyên gia”, khi thân chủ bày tỏ ý muốn ngưng trị liệu, thì thân chủ được xem là đang né tránh hoặc “kháng cự” lại việc trị liệu. Ngược lại, một nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm, trong tình huống ấy, sẽ tự giới hạn vai trò của mình lại bằng cách chỉ thực hiện việc tự bộc lộ bản thân mà thôi, chẳng hạn khi ấy ông ta có thể nói: “Tôi tiếc rằng chúng ta đã chẳng thể vượt qua được vấn đề này. Tôi cũng không biết rằng liệu điều đó có còn làm bạn phiền lòng nữa hay không. Nhưng bạn biết đấy, tôi vẫn sẵn sàng ở đây, nếu có lúc nào đó bạn lại cảm thấy cần làm việc với tôi một lần nữa”.
Thực vậy, tất cả những sai lầm mà một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm có thể mắc phải đều bắt nguồn từ việc ông ta đã không thể hiện được sự nhiệt tình, thấu cảm và chân thành; hoặc vì ông ta đã cố áp đặt một “chương trình làm việc” lên trên thân chủ. Zimring (1991) cho rằng cái gọi là “những phản ứng chuyển di” (transferential reactions) sẽ xảy ra khi nhà trị liệu không thấu cảm một cách đầy đủ, và điều đó sẽ khiến thân chủ chú tâm đến nhà trị liệu nhiều hơn là chú tâm đến những trải nghiệm của bản thân mình.

Lập trường của nhà trị liệu

Mối quan hệ trị liệu là yếu tố quan trọng độc nhất trong bất kỳ loại phương pháp trị liệu nào dựa trên nền tảng thân chủ trọng tâm. Ba điều kiện cơ bản của một mối quan hệ trị liệu tốt là: sự quan tâm tích cực vô điều kiện, sự thấu cảm và sự trung thực, hài hòa của nhà trị liệu. Carl Rogers (1957) nêu rõ những điều kiện trên là những yếu tố “cần và đủ” để sự tăng trưởng có thể xảy ra, mặc dù Bozarth (1993) cho rằng các điều kiện trên là “đủ” nhưng không nhất thiết lúc nào cũng “cần”, vì ông cho rằng khuynh hướng tự hiện thực hóa đôi khi có thể thúc đẩy sự tăng trưởng ngay cả khi không có mối quan hệ trị liệu.
Ngụ ý của Rogers (1957) có những tính chất rất căn cơ: Bất kỳ nhà trị liệu nào có nhiệt thành, thấu cảm và trung thực đều sẽ là một người “có tính trị liệu” (therapeutic) bất kể ông ta theo quan điểm nào và áp dụng kỹ thuật gì (miễn là chúng không mâu thuẫn với sự nhiệt tình, thấu cảm và trung thực của ông); và bất cứ ai, bất kể đã được huấn luyện chuyên môn như thế nào, cũng đều sẽ làm trị liệu tốt nếu người đó mang đến cho thân chủ một mối quan hệ theo kiểu như vậy.
Sự nhiệt tình hoặc sự quan tâm tích cực vô điều kiện cũng còn được gọi là sự “chấp nhận”, “sự tôn trọng”, “sự yêu quý” hoặc một “tình yêu không chiếm hữu”. Một thái độ như thế sẽ hướng đến thân chủ như một con người toàn vẹn, ngay cả khi hành vi của người ấy bị rối loạn chức năng. Sự tôn trọng vô điều kiện không có nghĩa là nhà trị liệu tán trợ và đồng tình với những hành vi như thế của thân chủ. Nó chỉ nhằm phân biệt rõ giữa thân chủ-như một con người và những hành vi của con người đó (Lietaer, 1984).
Duy trì một thái độ quan tâm tích cực vô điều kiện đối với người khác không có nghĩa là sẽ không nổi giận đối với họ và không thiết lập các giới hạn (dù rằng nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tường không thiết lập các giới hạn). Những bậc cha mẹ tốt vẫn thường thiết lập các giới hạn dù họ vẫn tôn trọng và yêu quý các con. Những mối quan hệ tốt, trong đó các đối tác quý trọng nhau, vẫn có lúc xảy ra tình trạng ghét giận nhau. Những mối quan hệ trị liệu tốt vẫn có những thời điểm mà nhà trị liệu cần phải thiết lập những giới hạn (ví dụ như khi thân chủ đang làm xáo tung văn phòng của nhà trị liệu), hoặc khi nhà trị liệu cảm thấy tức giận hoặc không thích một hành vi nào đó của thân chủ.
Khi cảm thấy mình được quý trọng như một con người, thân chủ bắt đầu cảm thấy an tòan để có thể khám phá những trải nghiệm của bản thân và nhìn vào hành vi của chính mình một cách khách quan hơn. Thân chủ sẽ có thể phân biệt được giữa những giá trị nội tại của họ như một con người và sự rối lọan chức năng trong cách thức trải nghiệm và ứng xử hiện tại.
Sự thấu cảm là khả năng của nhà trị liệu có thể trực giác được bên trong thế giới nhận thức của thân chủ, đến mức độ có thể nhìn thấy và cảm thấy được những gì thân chủ nhìn thấy và cảm thấy. Từ một tầm nhìn “từ bên ngoài”, những hành vi của thân chủ thường có vẻ như phi lý, tự hủy hoại, gian xảo, ái kỷ, cứng nhắc, trẻ con, vị kỷ... Tuy nhiên, theo một góc nhìn “từ bên trong” những hành vi ấy lại thường có những “ý nghĩa” theo cách thức mà thân chủ đang trải nghiệm về thế giới xung quanh. Cách nhìn này không có ý làm giảm nhẹ tính chất rối loạn của những hành vi nơi thân chủ, mà nó nhằm nêu rõ rằng chính từ bên trong con người của thân chủ có một “lòng tin tích cực” đang trú ngụ ở trong ấy (Gendlin, 1967).
Bohart (1995) mô tả trường hợp một thân chủ nam bị bắt vì tội phô bày thân thể trước mặt cô con gái 13 tuổi của người vợ kế. Khi Bohart cố tìm cách hiểu sự việc từ bên trong thế giới nhận thức của thân chủ, ông đã nhận thấy rõ rằng thân chủ của ông đã cảm thấy hoàn toàn bất lực để đối xử với cô gái này, người mà thân chủ cảm thấy đã có thái độ rất lơ là và đối xử thiếu tôn trọng ông. Phô bày thân thể cực độ (dẫu là phản ứng rối loạn chức năng) đối với thái độ thiếu tôn trọng của cô con gái và cũng là cách mà thân chủ bày tỏ sự bất lực và giận dữ của mình.
Sự thấu cảm có một số tác dụng tích cực trong trị liệu. Đầu tiên, các trải nghiệm của thân chủ khi cảm thấy mình được người khác hiểu tự nó đã có tính trị liệu. Thấy người khác hiểu mình cũng giống như thể mình được người khác chú tâm đến vậy. Một thân chủ cảm thấy như thế sẽ có thể sắp xếp lại mọi việc và tự thực hiện các lựa chọn cho chính mình.
Kế đến, việc thân chủ thấy được một ý nghĩa từ trong trải nghiệm của chính mình, ngay cả khi họ có những hành xử sai chức năng, cũng làm cho họ bớt đi những cảm giác khó chịu và cũng bớt rối loạn hơn. Họ sẽ bắt đầu tin tưởng hơn vào các trải nghiệm của mình, cho phép bản thân mình xem xét các sự việc một cách cẩn trọng hơn và có thể tự đối mặt với các trải nghiệm đau thương.
Sau cùng, sự thấu cảm của nhà trị liệu mang lại khuôn mẫu về một cách thức “thân thiện” để thân chủ có thể lắng nghe những trải nghiệm của chính họ, cho phép họ chấp nhận những ý nghĩa mà trước đó họ e sợ, vì chúng dường như “không thiện cảm” đối với bản ngã của họ. Rồi họ sẽ bắt đầu tìm thấy những cách thức có tính xây dựng hơn, ít rối loạn hơn, để đương đầu với những cảm xúc và ý nghĩa ấy. Cũng như trường hợp vị thân chủ của Bohart nêu trên, khi ông bắt đầu lắng nghe những trải nghiệm của chính mình bằng một cách thức “thân thiện hơn”, ông bắt đầu nhận thấy có một “ý nghĩa” trong hành vi xung động phô bày thân thể của mình với đứa con gái của người vợ kế. Ông đi đến quyết định rằng điều mà ông muốn làm sẽ là tìm những cách thức tích cực hơn, ít gây tổn thương hơn để bày tỏ sự giận dữ của mình.
Sự trung thực hoặc sự hài hòa là để chỉ mức độ mà nhà trị liệu “là chính mình” trong khi tiến hành trị liệu. “Là chính mình” không có nghĩa là một người phải thể hiện ra bên ngoài những gì mà anh ta cảm thấy hoặc phải nói ra tất cả những gì có trong đầu. Trung thực hoặc hài hòa là những vấn đề của sự “liên kết nội tâm” (inner connection) (Lietaer, 1991). Chúng phải vận hành ở một mức độ tương ứng với mức độ mà nhà trị liệu đang tiếp cận với “dòng chảy” của các trải nghiệm bên trong nội tâm của mình, và ở mức độ mà các hành vi được thể hiện ra bên ngoài của nhà trị liệu cũng phản ánh đúng thực những gì ông ta cảm thấy về những trải nghiệm bên trong nội tâm. Ví dụ, khi nghe thân chủ mô tả việc ông ta phô bày thân thể trước mặt con gái, Bohart vừa trải nghiệm sự thấu cảm đối với thân chủ, vừa cảm thấy không thích những gì mà người này đã làm. Một lúc nào đó trong buổi trị liệu, nhà trị liệu có thể bày tỏ sự thấu cảm của mình, rồi vào một thời điểm khác ông ta có thể cho thân chủ biết mình không thích kiểu hành vi ấy. Trung thực không có nghĩa là nhà trị liệu phải “ỉm đi” những gì suy nghĩ trong đầu vào một thời điểm nào đó trong buổi trị liệu.
Lietaer (1991) cũng phân biệt giữa sự trung thực và sự “bộc bạch” (transparency). Sự trung thực có khuynh hướng hướng nội, nhìn vào bên trong trải nghiệm của một con người và tìm ra ý nghĩa của nó. Bộc bạch là tự bộc lộ ra những gì bên trong nhà trị liệu. Những nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm rất đánh giá cao sự tự bộc lộ (self-disclosure) của nhà trị liệu trong khi làm trị liệu, nhưng họ chỉ xem trọng những sự tự bộc lộ nào có tính thích hợp cho việc trị liệu. Rogers cho rằng nhà trị liệu chỉ nên tự bộc lộ những phản ứng của họ trong hai trường hợp sau: (1) khi những phản ứng ấy diễn ra dai dẳng và (2) khi chúng đang trên đường dẫn đến một mối quan hệ trị liệu.
Gendlin (1967) lưu ý nhà trị liệu phải tự bộc lộ một cách hiệu quả và có tính xây dựng hơn những người quen biết bình thường của thân chủ. Nếu nhà trị liệu có một phản ứng đối với thân chủ (ví dụ tức giận chẳng hạn), ông ta phải tự làm việc với bản thân mình về phản ứng đó trước khi chia sẻ nó với thân chủ. Ông ta phải hướng vào nội tâm và cố gắng định ra mức độ nào mà phản ứng đó là “thuộc về mình” và mức độ nào mà phản ứng đó “thuộc về mối quan hệ”. Nếu ông xác định rằng nó “thuộc về mối quan hệ” thì ông ta sẽ chia sẻ phản ứng đó với thân chủ. Tuy nhiên, khi đó nhà trị liệu phải chia sẻ phản ứng đó như là một “phản ứng của nhà trị liệu” chứ không phải như là “một sự thật khách quan”.
Một sự tự bộc lộ như thế sẽ không phải là một sự chỉ trích, mà cũng không phải là một nghệ thuật buộc tội. Thay vào đó, nó như một “lời mời” đối với thân chủ để nhà trị liệu cùng với thân chủ khám phá những hậu quả từ hành động của họ. Trái lại, những người quen biết trong đời sống thân chủ thường chỉ bộc lộ ý kiến của họ theo kiểu đánh đồng thân chủ với vấn đề của anh ta khiến cho thân chủ sẽ trải nghiệm về “bản thân mình như là một vấn đề”.

Sự trung thực là cơ sở cho việc thực hành trị liệu theo hướng chiết trung

Từ năm 1960 trở về sau, ngày càng có thêm nhiều nhà trị liệu nhấn mạnh vào tính trung thực như là một điều kiện trị liệu quan trọng nhất, mặc dù điều này chỉ xảy ra trong bối cảnh nhà trị liệu có sự nhiệt tình, thấu cảm và có niềm tin vào khả năng tự định hướng nội tại của thân chủ. Đối với nhiều nhà trị liệu, việc nhấn mạnh vào tính trung thực có thể cung cấp một cơ sở cho việc thực hành tâm lý trị liệu theo đường hướng chiết trung. Điều trước tiên là nó khuyến khích nhà trị liệu tự tìm kiếm phong cách của riêng mình khi diễn đạt sự thấu cảm, thay vì chỉ diễn đạt chủ yếu bằng hình thức phản ảnh. Đôi khi tại thời điểm trị liệu, sự đáp ứng có tính thấu cảm có thể được thực hiện bằng cách xoay lưng lại, cho phép mình ngồi xa thân chủ ra một chút, giữ yên lặng, đặt một câu hỏi, chia sẻ một ý nghĩ hoặc một cảm xúc, hoặc thậm chí đề nghị thực hiện một kỹ thuật. Sự thấu cảm được bày tỏ một cách trung thực không hẳn là một loại đáp ứng có tính chuyên biệt, mà nó còn tùy thuộc vào khả năng điều chỉnh mức độ và xác định thời lượng của nhà trị liệu.
Điều thứ hai là việc nhấn mạnh vào tính trung thực tạo ra một cơ sở triết lý cho các nhà trị liệu trong việc bộc lộ ra quan điểm của họ, chia sẻ các ý kiến và đề xuất các kỹ thuật. Nếu nhà trị liệu có một ý kiến, một suy nghĩ hoặc một sự hiểu biết về một kỹ thuật mà vẫn cố gắng giữ lại không nói ra để cố đóng vai trò như một nhà trị liệu “không hướng dẫn”, thì khi đó ông ta không còn trung thực nữa. Vấn đề không phải ở chỗ một kỹ thuật có thể được đề xuất hay không mà là ở chỗ nó được đề xuất như thế nào. Liệu một kỹ thuật có được đề xuất như một cố gắng của “chuyên gia” để định khuôn cho thân chủ của mình hay là nhà trị liệu sẽ làm điều đó như một người chia sẻ kinh nghiệm cho một người khác? Ở cách thức thứ hai có một thông điệp được truyền đi: “Có một biện pháp mà theo kinh nghiệm riêng của tôi là rất hữu ích. Tuy nhiên, bạn có thể đánh giá nó có hữu ích cho bạn hay không và bạn có thể áp dụng nếu bạn muốn. Với sự cải biên này, nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng tâm đã đưa vào sử dụng các kỹ thuật như thôi miên, phân tích giấc mộng, cùng các kỹ thuật gestalt và hành vi.
Ví dụ, Swilden (1990) cho rằng trong việc trị liệu những bệnh nhân rối loạn giáp ranh (borderline disorder), nhà trị liệu phải sử dụng các chiến lược làm giảm lo âu, thách thức và diễn giải, song hành với tham vấn, hỗ trợ và khuyên bảo. Ông cũng cho rằng trong khi nhà trị liệu vẫn phải thấu cảm thì điều tốt hơn là không nên chỉ áp dụng các kiểu phản ảnh theo truyền thống đối với những bệnh nhân này.
Làm thế nào mà ta có thể áp dụng kỹ thuật thách thức (confrontation) mà vẫn theo xu hướng thân chủ trọng tâm? Nói chung, sự thách thức của một nhà trị liệu thường kéo theo việc tạo cơ hội cho thân chủ thay đổi cách nhìn. Một số nhà trị liệu cho rằng kỹ thuật thách thức đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân rối lọan nhân cách giáp ranh, vì những bệnh nhân này thường có một “cấu trúc cái tôi chưa trưởng thành”. Nhà trị liệu khi ấy sẽ thách thức thân chủ từ vị thế của một người trội hơn về hiểu biết, vì nhà trị liệu được xem là một người trưởng thành hơn, có cái tôi mạnh mẽ hơn và có khả năng cung cấp cho thân chủ một nhãn quan thực tế hơn.
Các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm thì “thách thức” thân chủ theo một cơ sở triết lý hoàn toàn khác. Khi nhà trị liệu thách thức hành vi của thân chủ và xem đó như một hành vi tự hủy hoại, thì mục đích là để tiếp xúc với họ một cách trung thực. Nhà trị liệu không cố đóng vai trò như một “chuyên gia” đi “sửa sai” những hành vi ấy, mà như một con người muốn chia sẻ những kinh nghiệm và nhãn quan của mình với thân chủ, mời thân chủ suy nghĩ về việc đó và có thể từ chối nếu họ không đồng ý.
Nói chung, việc nhấn mạnh vào tính trung thực cho phép nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng tâm thực hành trị liệu theo một cách có tính chiết trung, uyển chuyển hơn và phù hợp hơn với nhân cách riêng của mình. Nó cũng cho phép uyển chuyển hơn khi “nối kết” mối quan hệ để có thể tương thích hơn với những kiểu thân chủ khác nhau.
Chuyển di và chuyển di ngược (Transference & Countertransference)
Nhiều nhà trị liệu thân chủ trọng tâm như Shlien (1983) và Bohart (1995) xem chuyển di và chuyển di ngược là những hiện tượng không có ý nghĩa hoặc không có ích lợi gì trong tâm lý trị liệu. Các thuật ngữ này có nguồn gốc từ học thuyết phân tâm. Chuyển di là hiện tượng chỉ việc thân chủ có khuynh hướng nhận hiểu các hành vi của nhà trị liệu dựa trên những trải nghiệm mà thân chủ có được từ những người có ý nghĩa khác (thường là với cha mẹ của mình) trong quá khứ. Chuyển di ngược chỉ khuynh hướng của nhà trị liệu trong việc nhận hiểu những hành vi của thân chủ dựa trên những trải nghiệm và các vấn đề chưa được giải quyết trong quá khứ của nhà trị liệu.
Trường phái thân chủ trọng tâm xem các khái niệm này không có lợi ích gì bởi vì chúng không phân định được rõ những loại trải nghiệm khác nhau. Chúng ta luôn luôn phải “chuyển di” những trải nghiệm từ quá khứ để có thể hiểu được những gì xảy ra trong hiện tại. Bất cứ khi nào chúng ta sử dụng các trải nghiệm trong quá khứ, chúng ta cũng đều có khả năng sai lầm. Điều quan trọng chủ yếu không phải là ở chỗ chúng ta có sử dụng những trải nghiệm trong quá khứ để hiểu biết hiện tại hay không – Bởi vì chúng ta luôn làm thế. Mà điều quan trọng chính là ở chỗ chúng ta có chú ý đến những khác biệt giữa những điều mới mẻ trong hiện tại với những trải nghiệm trong quá khứ của chúng ta hay không và ở chỗ chúng ta có sử dụng điều này để học hỏi và điều chỉnh nhận thức của chúng ta hay không. Các thân chủ dường như vẫn thường “nhận định sai” về nhà trị liệu, nhưng điều đó không có nghĩa là họ đang “chuyển di”. Thay vào đó, do thân chủ bị thiếu lòng tin vào bản thân nên điều đó cũng có ảnh hưởng lên trên khả năng lắng nghe một cách cởi mở các thông tin mà họ nhận được, kể cả những thông tin từ các trải nghiệm nội tâm lẫn những thông tin đến từ người khác. Khi thân chủ dần dần có được lòng tin vào bản thân và lòng tin vào nhà trị liệu, và khi họ học được cách lắng nghe cảm xúc của họ, thì họ sẽ ngày càng có khả năng nhận hiểu tốt hơn các thông tin từ những tình huống sống xung quanh.
Nhà trị liệu cũng luôn “chuyển di ngược”, ví dụ: họ có thể sử dụng các tiên kiến dựa trên những trải nghiệm trong quá khứ của họ để hiểu một thân chủ trong hiện tại. Các tiên kiến này cũng có thể nảy sinh sâu xa từ trong các vấn đề riêng tư của nhà trị liệu, được định hình từ trong khuôn khổ văn hóa và quá trình đào tạo chuyên môn của nhà trị liệu. Khi nhà trị liệu xem xét thân chủ thông qua góc nhìn của những chẩn đóan tâm bệnh học và thông qua những lý thuyết quen thuộc mà họ đã được đào tạo thì họ cũng đang “chuyển di ngược”. Một nhà trị liệu tâm động học, khi đang xem xét một đáp ứng của thân chủ như một hiện tượng chuyển di, thì người ấy cũng đang “chuyển di ngược”.[1]
Những đáp ứng của nhà trị liệu sẽ có tính sáng tạo và có tính trị liệu nếu chúng được thể hiện như những cách thức riêng của cá nhân nhà trị liệu chứ không như những sự thực khách quan từ bên ngoài đưa đến thân chủ. Nhà trị liệu cũng cần lắng nghe thân chủ xem những nhận thức và phản ứng của thân chủ có tương xứng với những trải nghiệm của họ hay không.
Điều quan trọng đối với cả thân chủ lẫn nhà trị liệu là họ cần nhận ra tiến trình làm việc giữa họ với nhau trong hiện tại là có tính độc nhất là khác biệt với những gì đã xảy ra trong quá khứ. Câu hỏi được đặt ra là: Liệu mỗi người có đang xem xét những tiên kiến cá nhân của mình để thay đổi chúng theo thời gian hay không và có thực sự biết rằng hiện mình đang gặp một con người cụ thể hoặc đang ở trong một tình huống cụ thể hay không? Quá trình này là rất cần thiết để có được những khả năng ứng phó hiểu quả trong cuộc sống. Đây là quá trình mà một nhà trị liệu cần phải phát triển nên và thực hiện cho chính bản thân mình. Đây cũng chính là quá trình mà nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tạo nên khuôn mẫu cho các thân chủ thông qua việc chấp nhận thân chủ và khuyến khích họ tự khám phá bản thân một cách cởi mở.
Các khái niệm chuyển di và chuyển di ngược được hình thành từ những lọai liệu pháp tâm lý dựa theo quan điểm y khoa truyền thống, trong đó tính “cá nhân” (personal) tách biệt hẳn với tính nghiệp vụ (professional). Tuy nhiên, trong học thuyết thân chủ trọng tâm, tính “cá nhân” lại tính “chuyên nghiệp” với một ý nghĩa rất quan trọng. Theo Bohart (1995), khi nhà trị liệu có một phản ứng của cá nhân mình đối với thân chủ, vấn đề được đặt ra sẽ không phải là “làm thế nào tôi có thể lọai bỏ phản ứng đó?”, mà nhà trị liệu cần phải suy nghĩ theo một cách khác như sau: “làm thế nào để tôi có thể khiến cho cách phản ứng đó trở nên có tính trị liệu?”. Nếu nhà trị liệu cũng có những vấn đề tương tự như vấn đề mà thân chủ đang gặp phải và nhà trị liệu cũng chưa giải quyết được những vấn đề của riêng mình, thì điều này chỉ có thể gây phương hại cho mối quan hệ trị liệu khi nhà trị liệu không thể thấy được tính độc đáo trong trải nghiệm của thân chủ đối với vấn đề ấy. Ngược lại, chính nhờ việc đã từng đấu tranh với những vấn đề như vậy mà nhà trị liệu có thể thấu cảm với thân chủ hơn. Không nhất thiết phải giải quyết ngay vấn đề chừng nào mà nhà trị liệu vẫn còn đang lắng nghe và kiểm tra những suy nghĩ của mình. Và đôi khi chính những nhà trị liệu mà bản thân đã từng giải quyết được những vấn đề tương tự lại là những người có khả năng nhiều nhất trong việc trình bày cho thân chủ thấy được những giải pháp của họ.

Cơ chế bình phục – Cơ chế thay đổi

Đối với trường phái thân chủ trọng tâm, trị liệu là một tiến trình “tạo lập” chứ không phải là “sửa chữa”. Một số loại liệu pháp tâm lý tập trung vào việc sửa chữa những tổn thương của thời quá khứ. Tuy nhiên, trong liệu pháp thân chủ trọng tâm, việc trị liệu tập trung vào những cách thức mới có tính sáng tạo giúp thân chủ “tổng hợp” lại những trải nghiệm cũ, từ đó đưa họ đi tới, vượt qua những cách thức sống theo kiểu cũ. Như một phần trong tiến trình trị liệu, các trải nghiệm sang chấn trước đó cũng được liên hệ đến theo một cách thức mới, được “khơi thông” (work through) và được thống nhập vào trải nghiệm sống của cá nhân thân chủ. Một phụ nữ từng bị xâm hại từ thuở nhỏ có thể sẽ trở nên trân trọng và thấy quý cái quá trình mà cô đã cố gắng sống và bảo tồn chính bản thân mình. Từ đó, cô có thể cảm nhận được sức mạnh và nghị lực, thay vì chỉ thấy yếu đuối như xưa. Cũng từ những trải nghiệm sống này, cô có thể phát triển nơi con người mình một sự nhạy cảm và khả năng quan tâm chăm sóc người khác. Việc khơi thông các sang chấn trong quá khứ vì thế không thực sự là một sự “sửa chữa” những tổn thương, mà là việc học tập cách thức thống nhập và tổ chức lại những trải nghiệm sang chấn đó để huy động được các tiềm năng nơi thân chủ.
Tiến trình trị liệu là có tính sáng tạo, vì thế nhà trị liệu thường không đưa ra ý kiến gì về những giải pháp. Mahoney (1991) nhắc lại nghiên cứu của Ilya Prigogine về các hiện tượng hóa học và vật lý, cho thấy những hệ thống có tình trạng xáo trộn về tổ chức đôi khi đã tự nhiên chuyển sang một mức độ tổ chức hoàn toàn mới và phức tạp hơn. Các nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tin rằng một sự thay đổi như thế cũng vẫn thường xảy ra trong tâm lý trị liệu.
Vì vậy, nhà trị liệu không phải là những chuyên gia đưa ra những lời giải đáp. Thay vì thế, nhà trị liệu phải là một “chuyên gia về tiến trình” (process expert), một người có thể thúc đẩy các tiến trình có tính sáng tạo. Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm cố gắng mang lại một “tiến trình đối thoại” (dialogical process), từ đó nẩy sinh ra những chức năng sống mới, sáng tạo hơn, tinh tế hơn. Hai khối óc thì tốt hơn là chỉ có một, ngay cả khi chẳng có cái đầu nào “biết” được giải pháp nào, con đường nào có thể giúp họ đi tới.
Trong một mối quan hệ trị liệu có sự thấu cảm và sự nâng đỡ về mặt trải nghiệm, nhà trị liệu sẽ tạo nên một “khu vực phi xung đột” (conflict-free zone) mà việc này có thể huy động được “sự thông thái có tính quyết định” của thân chủ, thúc đẩy thân chủ khám phá những trải nghiệm và những tư duy của bản thân họ, thống hợp lại những gì ban đầu có tính không hài hòa bên trong những suy nghĩ, quan điểm và trải nghiệm của họ, đưa thân chủ đạt đến khả năng hợp nhất lại tất cả những trải nghiệm sống của họ. Thân chủ sẽ cảm thấy tự do hơn để thực hiện những hành vi mới, sẵn lòng chấp nhận thất bại, để rồi sau đó điều chỉnh lại và có thể đạt đến hiệu quả thực sự.
Một cảm nhận về tính “hiệu năng” (efficacy) sẽ phát triển. Thân chủ nghĩ rằng “Tôi có thể học hỏi, thay đổi và làm cho cuộc sống của tôi đi tới”. Thân chủ nhận biết được mình có thể đương đầu với vấn đề của mình và có thể điều chỉnh bản thân cho phù hợp, bất kể vấn đề đó tồi tệ như thế nào. Ví dụ, một thân chủ có thể học được cách sống hữu ích ngay cả khi mình bị liệt. Thân chủ cũng nhận ra rằng cuộc sống là một tiến trình đối phó liên tục với các vấn đề, các thách thức và phải đi tới. Mục đích của cuộc sống không nhất thiết phải là làm cho bản thân mình được mãn nguyện hay được hạnh phúc – Điều này trái ngược lại với những gì mà một số liệu pháp thuộc trường phái nhân văn (humanistic therapies) đã chủ trương.
Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm không “dạy” cho thân chủ những kỹ năng sống giống như nhà trị liệu theo trường phái hành vi. Tuy nhiên, tiến trình trị liệu theo kiểu thân chủ trọng tâm vẫn cung cấp cho thân chủ những khuôn mẫu về những kỹ năng học tập như khám phá và lắng nghe những trải nghiệm nội tâm, hoặc những kỹ năng giao tiếp như thế nào cho thật hiệu quả. Và thân chủ có thể “học” được những kỹ năng ấy thông qua làm việc với nhà trị liệu (như một khuôn mẫu) hoặc thông qua việc tự mình trải nghiệm. Thân chủ có thể học được những điều có giá trị từ những trải nghiệm của mình. Họ cũng học được rằng lắng nghe người khác tốt hơn là bày tỏ ý muốn của mình hoặc áp đặt các giá trị của mình lên trên người khác. Thảo luận bằng cách thức cởi mở và hợp tác là cách tốt nhất để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề và huy động được “sự thông thái của tập thể”. Việc tôn trọng những cách thức khác nhau không chỉ quan trọng trong quan hệ liên cá nhân mà còn phát huy thêm tính sáng tạo do biết cởi mở để đi đến việc tạo nên những khác biệt.
Nội thị (insght)
Khả năng nội thị (còn có cách dịch là “thấu hiểu”) không phải là cơ chế chính tạo nên sự thay đổi trong liệu pháp thân chủ trọng tâm, dù rằng thân chủ thường nhận được khả năng này. Theo Meyer (1981), sự thay đổi vẫn có thể xảy ra mà không cần đến khả năng nội thị. Chính sự trải nghiệm trực tiếp về mối quan hệ trị liệu mới là điều có tác động lớn nhất. Việc một người học được điều gì từ bản thân mình không quan trọng bằng những thay đổi trong cách thức làm thế nào để người đó liên hệ đến chính mình, đến người người khác và đến với những trải nghiệm có vấn đề. Đây là những thay đổi rất phức tạp, sống động và xảy ra trong toàn bộ cơ thể, theo cách thức mà một người tự trải nghiệm, chứ không phải là được hướng dẫn “từ bên trên” của sự nội thị.
Sự tự khám phá bản thân (self-exploration) là có tầm quan trọng then chốt, vì vậy kỹ thuật diễn giải nói chung không được áp dụng trong liệu pháp thân chủ trọng tâm. Nhà trị liệu không cố gắng mang lại những “điều mới mẻ” cho thân chủ hoặc mang đến cho thân chủ khả năng nội thị.

Vai trò của nhân cách nhà trị liệu

Sự hài hòa của nhà trị liệu cũng như việc ông ta hiện diện như một con người thật sự trong khi trị liệu chính là yếu tố tối hậu giúp cho tiến trình thay đổi nơi thân chủ. Một nhà trị liệu tốt sẽ luôn tìm kiếm phương thức trị liệu của chính mình, miễn là cách thức của ông có thể mang đến cho thân chủ một trường có tính trị liệu.

Các yếu tố hạn chế sự thành công của liệu pháp thân chủ trọng tâm

Trước tiên, hiệu quả trị liệu của liệu pháp thân chủ trọng tâm bị hạn chế ở những trường hợp thân chủ thiếu động cơ cho việc trị liệu. Những thân chủ được đưa đến trị liệu không theo ý muốn của họ, ví dụ những trường hợp do tòa án chuyển đến hoặc những thiếu niên được cha mẹ đưa đến, là những người rất khó để có thể làm việc. Việc thiết lập một mối quan hệ tốt trở thành một việc làm trọng tâm ở những đối tượng này.
Điều kế tiếp, những thân chủ khó có thể thiết lập quan hệ sẽ giới hạn hiệu quả của liệu pháp thân chủ trọng tâm. Ví dụ, những người bị rối loạn nhân cách giáp ranh là những thân chủ rất khó làm việc, không chỉ vì cấu trúc nhân cách của họ có tính cách rất nguyên sơ, mà còn bởi vì nhiều người trong số họ không thể chịu đựng được những hụt hẫng có thể xảy ra trong tiến trình trị liệu. Trị liệu có thể hiệu quả ở những thân chủ này với điều kiện phải thiết lập được một mối quan hệ trị liệu vững chắc (Bohart, 1995).
Liệu pháp thân chủ trọng tâm đôi khi được xem là không mang lại lợi ích ở những thân chủ không sử dụng được lời nói (“nonverbal” clients). Tuy nhiên, có những nhà trị liệu đã thành công trong trị liệu những bệnh nhân tâm thần phân liệt không nói được (Gendlin, 1967). Prouty (1990) cũng đã phát triển những kỹ thuật để làm việc với những bệnh nhân tâm thần phân liệt và người thiểu năng tâm thần mức độ nặng.

Những khía cạnh được chia sẻ với các trường phái trị liệu khác

Sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của mối quan hệ trị liệu đã được chấp nhận ở hầu hết các trường phái tâm lý trị liệu. Sự thấu cảm cũng được các trường phái khác đề cao, tuy mỗi loại liệu pháp có cách vận dụng khác nhau về khái niệm này (Bohart, 1991). Ý tưởng sử dụng (thay vì loại bỏ) những phản ứng có tính cá nhân của nhà trị liệu cũng được nhấn mạnh trong liệu pháp phân tâm theo trường phái quan hệ đối tượng (object relations), và việc tự bộc lộ bản thân (self-disclosure) nay cũng đã được nhiều nhà trị liệu theo trường phái phân tâm chấp nhận.

TÓM LẠI

Liệu pháp thân chủ trọng tâm ngày nay đã được vận dụng vào việc trị liệu cho rất nhiều loại vấn đề và trên nhiều loại thân chủ khác nhau, bao gồm cả các lọai rối lọan như nghiện rượu, tâm thần phân liệt, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách (Bohart, 1990; Swilden, 1990), những người thiểu năng tâm thần và người già (Lietaer và cs., 1990). Liệu pháp “tiến trình-kinh nghiệm” được áp dụng thành công trong trị liệu chứng trầm cảm (Elliott và cs., 1990). Liệu pháp “kinh nghiệm” được áp dụng cho các trường hợp rối lọan nhân cách giáp ranh và hỗ trợ bệnh nhân ung thư (Greeberg, Elliott và Lietaer, 1994). Một số nhà trị liệu thân chủ trọng tâm cũng đã phát triển những mô hình làm việc với gia đình và các cặp vợ chồng (Levant & Shlien, 1984; Lietaer và cs., 1990). Liệu pháp thân chủ trọng tâm khởi thủy đã được hình thành từ một trung tâm hướng dẫn trẻ em và sau đó đã được vận dụng thành công trong trị liệu ở trẻ em (Virginia Axline, 1947).
Ở trẻ em, một mối quan hệ tốt trong đó đứa trẻ nhận thấy mình có giá trị, được hiểu và được chấp nhận, thông qua sự thấu cảm, hài hòa và chấp nhận của nhà trị liệu, là tác nhân tạo nên sự thay đổi thậm chí còn quan trọng hơn cả ở tâm lý trị liệu ở người lớn. Thể thức trị liệu là chơi và những cảm xúc sẽ được nói ra thành lời trong bối cảnh chơi.
Tương tự, ở trẻ vị thành niên, việc thiết lập một mối quan hệ tốt cũng là một mục đích trị liệu quan trọng. Nhiều trẻ vị thành niên đến trị liệu không phải do ý muốn của mình và thường không tin vào người lớn. Santen (1990) cũng đã sử dụng liệu pháp thân chủ trọng tâm cho những trẻ em và thiếu niên bị sang chấn tâm lý.
Triết lý nhân vị trọng tâm (person-centered) làm cho nó trở nên đặc biệt phù hợp cho việc trị liệu các thân chủ là phụ nữ, người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số, những người thuộc các nền văn hóa khác, hoặc những người có thay đổi định hướng giới tính. Đó là vì nhà trị liệu không được xem là những “chuyên gia” đưa ra những điều “đúng đắn” cho thân chủ, mà là những “người khám phá đồng hành” (fellow explorers) – tức là những người cố gắng đi vào thế giới sống của thân chủ theo một cách thức hiếu kỳ, đầy sự lưu tâm, chấp nhận và cởi mở. Nhà trị liệu sẽ cố gắng làm việc trên một khung tham chiếu về những điều mà thân chủ nghĩ là quan trọng. Một cách nghịch lý là điều này có thể khiến cho một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm trở nên có vẻ “có hướng dẫn” (directive) với một thân chủ khi người này muốn có được sự hướng dẫn dựa theo những tập quán văn hóa của mình. Tuy nhiên, nhà trị liệu có thể chịu đựng những gánh nặng khi làm việc với những người có đời sống trải nghiệm khác biệt với mình, vì ông ta phải liên tục xem xét lại khả năng nhận thức của mình về các trải nghiệm của thân chủ, để bảo đảm rằng những nhận thức ấy không bị “nhuốm màu” bởi những vốn sống và định kiến của chính mình.
Có một số những chỉ báo có thể giúp nhà trị liệu nhận biết được việc trị liệu của mình có đi đúng hướng hay không. Những chỉ báo ấy có thể gồm: việc thân chủ càng lúc càng trở nên dễ dàng hơn trong việc liên hệ và chấp nhận những cảm xúc và trải nghiệm của bản thân họ, thân chủ cảm thấy chấp nhận và tin tưởng hơn vào bản thân họ, thân chủ bắt đầu có những cố gắng trong việc tự chọn những quyết định, thân chủ bắt đầu quan hệ bình đẳng hơn với nhà trị liệu, thân chủ cảm thấy thỏai mái hơn trong việc tự bộc lộ bản thân, thân chủ dung nạp tốt hơn với những điều ngược với ý muốn, có thể đối mặt với nó và liên tục cố gắng để làm chủ tình huống. Sau cùng, tiêu chí quan trọng nhất cho thấy việc trị liệu có hiệu quả chính là việc thân chủ cảm thấy mình đạt được sự tiến bộ.
[1] Chú thích của người dịch: Trong thực hành tâm lý trị liệu, vẫn thường có những tranh luận về mặt quan điểm giữa những tác giả thuộc những trường phái lý thuyết khác nhau. Người học nên có thái độ trung dung, rộng mở và khách quan khi tiếp cận và tìm hiểu những lý thuyết về tâm lý trị liệu để có thể áp dụng các quan điểm và lý luận này trên một tinh thần chiết trung.