06 tháng 6 2011

CẢM NGHIỆM LỜI CHIA SẺ CỦA ĐGM PHÊRÔ NGUYỄN VĂN KHẢM NHÂN NGÀY QUỐC TẾ TRUYỀN THÔNG 4/6 NĂM 2011

Trong niềm hân hoan, sáng ngày 4/6  tại Trung Tâm Mục Vụ Truyền Thông. Hòa cùng với tất cả các giáo phận trên toàn cầu, theo lời mời gọi của công đồng chung Vaticăn II của toàn thể giáo hội cử hành ngày Thế Giới Truyền Thông. Ngày này được mở ra cho chúng ta ý thức việc sử dụng tất cả mọi phương tiện truyền thông để loan báo Tin Mừng sự hiệp thông và xây đắp nền văn minh tình thương. Đặc biệt là ngày Chúa Thăng Thiên MVTT Tổng Gp. TPHCM chọn làm Bổn Mạng của mình.



Đến tham dự gồm có Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn – Tổng Giám Mục TGP, Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Chủ tịch Ủy Ban Mục vụ Truyền Thông trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, quý cha quản hạt, các linh mục, quý cha đồng hành MVTT các giáo hạt, đại diện các dòng tu có trụ sở chính tại TGP, các thành viên Gia đình MVTT Sài Gòn, các thành viên trong gia đình MVTT , quý ân nhân tán trợ và các khách mời.
Sau phần khởi động là lời khai mạc của Cha Giuse trưởng ban MVTT tiếp
Cha Giuse Vũ Minh Danh - Phó Ban MVTT TGP cũng là chánh xứ Tân Phước - chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc sử dụng internet trong đời sống cá nhân, trong mục vụ cũng như phụng vụ của giáo xứ bằng những hình ảnh thật sống động. Đại diện các tu sĩ, Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Minh Thiệu SDB trình bày đề tài: “Tu sĩ và những thách đố mới của nền văn hóa kỹ thuật số”.
Để tạo nên bầu khí sinh động hơn là những tiết mục văn nghệ Xen kẽ các phần chia sẻ và thuyết trình trên là các tiết mục văn nghệ: vũ khúc “Cất bước ra đi” của lớp Mục vụ PR1(K2), đơn ca bài “Tình Chúa” của cha Giuse Đặng Chí Lĩnh, tốp ca bài “Truyền thông yêu thương” của nhóm Khuyết Tật, và màn ảo thuật của ảo thuật gia Hoàng Duy đến từ giáo xứ Lạc Quang, hạt Hốc Môn.
Đặc biệt hơn là lời chia sẻ của, Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm – Chủ tịch Ủy Ban Mục vụ Truyền Thông trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nói về ý nghĩa và sứ mệnh của người làm MVTT thông như là tâm huyết gởi đến những Thành Viên Gia Đình MVTT nhân ngày Quốc Tế Truyền Thông.
Mở đầu là sự hứng khởi vui mừng của ngài vế bầu khí lễ hội, là sự chuẩn bị chu đáo của quý ban chăm lo cho ngày MVTT. Tiếp theo là những chia sẻ của ngài trong ngày QTTT này, cũng như nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của những người làm MVTT.
Ngài chia sẻ, trước hết. Ngài nhắc lại lời của Đức Gioan Paullo Đệ Nhị : “Chân lý không thuộc về số đông”, không hẳn số đông là có chân lý đây cũng là điều mà thời đại ngày hôm nay chúng ta cần quan tâm đến, rồi ngài đưa chúng ta hướng về đồi Canve, để đặt câu hỏi : Chân lý ở đâu? Và so sánh chân lý ở đám đông hò la in ỏi chê bai lên án Chúa Giêsu hay chân lý ở trong con người cô độc bị đóng đinh trên Thập Giá. Khi trang sử qua ta nhìn lại một cách bình thản – sâu lắng để ta cảm nhận một cách lâu dài. Điều này giúp cho chúng ta biết những người làm trong công tác truyền thông hôm nay, bởi vì Đức Giáo Hoàng nói rằng: “Có một cơn cám dỗ mà là cơn cám dỗ rất thật, là khi mình viết một bài báo hay thực hiện một thước phim. Mình điều muốn làm sao thu hút đông người xem, đông người nghe và đông người ca tụng. Là vì cơn cảm dỗ cho nên dễ dàng cung cấp những tin tức không có thật hay là có thể không có”. Ở Việt Nam này có những người trẻ sẵn sàng đưa lên mạng những phần thân thể hấp dẫn của con người để đánh bóng tên tuổi của mình. Cho nên những kinh nghiệm này của Đức Giáo Hoàng rất cần thiết cho chúng ta. Không phải cứ số đông mới có chân lý.

Ý nghĩa thứ 2 mà tôi cần thấy đáng quan tâm. Đó là câu hỏi : “Truyền thông công giáo không chỉ ở chỗ là chúng ta cung cấp sứ điệp công giáo?”, chẳng hạn tôi mở ra một trang web, tôi thấy có phần Thánh Kinh, suy niệm Lời Chúa, học hỏi giáo lý rõ thuộc câu nào, tốt thôi. Nhưng Đức Giáo Hoàng nói là truyền thông công giáo không chỉ là như thế mà còn là cung cách của người làm công tác truyền thông. Cung cách có thể hiện tâm tư tinh thần và thái độ của người môn đệ Chúa Giêsu không? Hay cũng chỉ là cung cách quen thuộc của thế gian? Người ta đọc một bài viết giọng mạch như thế , từ ngữ như thế người ta có cảm nhận được rằng đây là bài viết của người môn đệ Chúa Giêsu không? Cho nên không chỉ ở sứ điệp mà ở cung cách của chúng ta những người làm công tác truyền thông thực hiện như thế nào?
Gắn với ý nghĩa thứ 2 này thì một cách chi tiết hơn ý nghĩa thứ 3. Đức Giáo Hoàng chỉ cho chúng ta cung cách làm công tác truyền thông trong đúng nghĩa là người môn đệ Chúa Giêsu. Ngài viết rất vắn tắt bốn tín từ, cho nên chúng ta dễ lướt qua và bỏ quên mất. Tôi xin nhắc lại bốn tín từ : Trung Thực – Cởi Mở - Tôn Trọng người khác – Tin Thần Trách Nhiệm”. Chúng ta cùng suy nghĩ về bốn tín từ này.
Thứ 1 Trung Thực, người làm công tác truyền thông trước hết phải biết trung thực. Kể ra một sự kiên một biến cố đúng như mô tả. Không thể bo tròn, bóp méo theo sở thích của mình. Sự kiện có nhưng không thể thêm thắt cho hấp dẫn chúng ta phải trung thực. Chúng ta dễ bị cơn cám dỗ về sự gian dối, hay khi người ta gian dối với mình thì mình cũng gian dối lại. Người ta thủ đoạn vời mình thì mình cũng chơi lại bằng thủ đoạn. Người như thế thì đâu còn là người làm truyền thông công giáo nữa. Cho nên trước nhất là phải Trung Thực.
Thứ 2 là Cởi Mở, có nghĩa là mình không coi lời mình nói là chân lý duy nhất, mà sẵn sàng mở lòng ra đón nhận những suy tư, ý kiến những phản hồi khác với suy nghĩ của mình. Mình viết bài mà ai có ý kiến khác thì mình nổi nóng chửi rủa thì đâu là sự cởi mở,
Và thứ 3 là Tôn Trọng người khác, mình viết một phần này chưa có nội dung, chưa biết rõ nội dung thì cần tôn trọng người khác khi viết bài. Không thể tưởng tượng nổi một người tự xưng mình là trí thức công giáo mà viết bài tư tưởng giáo hội lại gọi Giám Mục là nợm này nợm kia vậy thì trí thức ở đâu? Dù mình có bất bình điều gì thì trong cách nói của mình cũng phải tỏ ra được là mình tôn trọng người khác. không những tôn trọng người khác mà còn phải có Tinh Thần Trách Nhiệm. Tôi biết khi tôi viết bài này tôi muốn ý thức trách nhiệm của tôi, cụ thể là có dám ký tên rõ ràng tên mình viết không? Thế giới mạng có một mối nguy hiểm đó là : “Vô Danh”, với nhiều cái tên khác nhau nhưng con người thật thì chỉ có một. Cho nên sự tương tác không có thật nó chỉ giả tạo. Mình phải có trách nhiệm những gì mình nói, những gì mình nghe.
Giám Mục chia sẻ thêm, bốn tín từ này nếu có gian đoạn mình khai triển ra, bản thân tôi biết là rất phong phú. Nhưng tôi chỉ xin nói sơ lượt tóm tắt chia sẻ cùng Anh Chị trong ngày QTTT này. Trung Thực – Cởi Mở - Tôn Trọng người khác – có Tin Thần Trách Nhiệm”. Mỗi khi các Anh Chị ngồi viết bài trước màn hình vi tính gởi đi cho tất cả mợi người, mà mình ý thức rằng đối với bài này có tinh thần trung thực với một thái độ cởi mở, tôi trân trọng người khác chứ tôi không coi thường aio cả và tôi chị trách nhiệm những gì tôi nói những gì tôi biết. Truyền Thông Côn Giáo thể hiện cung cách chứ không chỉ thể hiện nội dung sứ điệp mà mình muốn truyền bá.
 Kết thúc là một câu chuyện ngắn về một nhà giảng thuyết nổi tiếng là nhà toán học nhưng muốn làm nhà hùng biện nổi tiếng. Bằng bằng sự kiên trì tập luyện mỗi sáng ra biển lượm sỏi ngẫm vào miệng rồi hô to tập phát âm cho thật chính xác nhờ sự kiên nhẫn cuối cùng trở thành nhà hùng biện lịch sử. Cũng như chúng ta được mời gọi làm công tác truyền thông công giáo, đương nhiên mình phải tập luyện. Mà vì mình phải tập luyện như thế nên tôi thấy Cha trưởng ban, tổ chức nhiều khóa học hơn, các Anh Chị cũng rất nhiệt tình trong từng khóa học, tận tụy để có sự hiểu biết sử dụng về mặt kỹ thuật những phương tiện tuyền thông. Nhưng xin các Anh Chị đừng quên  một sự tập luyện khác là tập luyện tâm hồn. Cách nào đó là biết linh thao thể thao tập luyện bởi vì có một tâm hồn của một người môn đệ Chúa Giêsu chúng ta mới có thể làm một công tác truyền thông một cách Trung Thực – Cởi Mở - Tôn Trọng người khác – có Tin Thần Trách Nhiệm” như thế mới đạt được những yêu cầu mà xã hội mong ước từ nơi chúng ta. Lời kết của ngài như một điều nhắn nhủ một sự trao gởi  dành cho Anh Chị trong công tác truyền thông. 
tvtrung_vnymca k1 – bonbonrakhoi@

0 nhận xét:

Đăng nhận xét